5m1e là gì? Vai trò của 5m1e trong sản xuất
Hotline

5m1e là gì? Vai trò của 5m1e trong sản xuất

Mục lục [Ẩn]

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, nơi mà sự cạnh tranh và yêu cầu chất lượng ngày càng cao, việc duy trì hiệu suất và cải tiến liên tục là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một trong những công cụ quản lý hiệu quả đã được chứng minh trong lĩnh vực này là phương pháp 5M1E. 5M1E không chỉ là một hệ thống quản lý đơn thuần mà còn là nền tảng giúp các nhà quản lý sản xuất nhận diện và kiểm soát các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Bài viết này sẽ đi sâu vào từng khía cạnh của 5M1E và giúp người đọc khám phá ra vai trò quan trọng của phương pháp này trong sản xuất.

5m1e là gì?

5M1E là một thuật ngữ phổ biến dùng để nhắc tới 6 yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất, giúp các doanh nghiệp phân tích và kiểm soát các khía cạnh ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Các yếu tố này bao gồm: Man (Con người), Machine (Máy móc), Material (Nguyên vật liệu), Method (Phương pháp), Measurement (Đo lường), và Environment (Môi trường).

5m1e là gì?

Bằng cách tập trung vào các yếu tố then chốt: Con người - Máy móc - Nguyên vật liệu - Phương pháp - Đo lường -Môi trường, phương pháp 5M1E giúp các doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát mọi khía cạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc quản lý hiệu quả 5M1E giúp giảm thiểu lỗi, tối ưu hóa quy trình, và đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

* Tại một số doanh nghiệp, mô hình này được áp dụng là 5m1e1i với yếu tố I là Information (thông tin).

5M1E thường được trình bày dưới dạng mô hình xương cá (biểu đồ Ishikawa), giúp các nhà quản lý dễ dàng nhận diện và phân loại các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vấn đề trong sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi và nâng cao năng suất, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ý nghĩa từng giá trị trong 5m1e

Man

Con người là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình sản xuất, ngay cả khi máy móc ngày nay ngày càng hiện đại, vượt trội về năng suất lẫn chất lượng và đặc biệt là có thể thực hiện nhiều công việc phức tạp yêu cầu độ chính xác cao. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và khả năng vận hành của con người là chìa khóa để đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu và duy trì chất lượng sản phẩm ổn định.

Yếu tố con người cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Nhân viên cần nắm vững các bước và quy trình nghiệp vụ để đảm bảo hoạt động sản xuất
  • Nhân viên vận hành máy móc và trang thiết bị cần có kiến thức chuyên môn và năng lực kỹ thuật phù hợp.
  • Nhân viên cần có khả năng phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời để giảm thiểu gián đoạn và tổn thất trong sản xuất.
  • Hiểu biết và tuân thủ các quy định an toàn lao động để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người lao động, đồng nghiệp và những người xung quoanh.
  • Có khả năng đóng góp ý tưởng, cải tiến nhằm tăng tính an toàn, tăng năng suất, tối ưu quy trình,…
  • Nhân viên phải tuân thủ và biết cách thực hiện các hoạt động bảo trì cơ bản hàng ngày như làm sạch, kiểm tra, và bôi trơn thiết bị để duy trì tình trạng hoạt động tối ưu và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường (với những doanh nghiệp áp dụng TPM)

Tại doanh nghiệp, yếu tố con người luôn cần được quan tâm đặc biệt vì con người là nguồn lực phức tạp, khó điều khiển và dễ thay đổi. Mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, kỹ năng, kinh nghiệm và động lực làm việc, dẫn đến sự biến động trong hiệu suất và chất lượng công việc. Ngoài ra, người lao động cũng có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như môi trường làm việc, điều kiện sống, sức khỏe, và các mối quan hệ xã hội,… Do đó doanh nghiệp cần chú trọng tới hoạt động tuyển dụng đầu vào, đào tạo và phát triển nhân sự, các chính sách quản lý và chế độ cho người lao động.

Tại doanh nghiệp, yếu tố con người luôn cần được doanh nghiệp quan tâm vì khó điều khiển và dễ thay đổi.

Machine

Dưới sự điều khiển của con người, máy móc sẽ chuyển hóa nguyên vật liệu trở thành thành phẩm. Máy móc càng hiện đại thì doanh nghiệp càng nhận được nhiều lợi thế như năng suất làm việc sẽ tăng, chất lượng sản phẩm được cải thiện, thời gian tạo ra sản phẩm giảm, độ chuẩn xác và tính đồng đều cao hơn,...

Tuy nhiên, để đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả và an toàn thì cần chú ý:

  • Máy móc cần được vận hành đúng cách, nhân viên vận hành cần được đào tạo để vận hành máy chính xác và an toàn
  • Trong quá trình vận hành, máy móc cần thường xuyên được kiểm tra độ chính xác, chú ý các dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục
  • Để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của máy móc, cần bảo dưỡng đúng hạn cũng như thay thế các phụ kiện phù hợp và đúng cách
  • Với các doanh nghiệp áp dụng TPM, nhân viên trực tiếp đứng máy cần duy trì hoạt động bảo trì tự quản cũng như triển khai đúng cách

Material

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nguyên liệu kém chất lượng có thể ảnh hưởng tới độ bền, tính thẩm mỹ cũng như hiệu suất của sản phẩm cuối.

Bên cạnh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đầu ra, nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu cũng ảnh hưởng tới vận hành và lãng phí trong sản xuất. khi sử dụng nguyên liệu không tối ưu có thể gây chậm trễ quá trình sản xuất, tốn kém khấu hao máy móc thiết bị, tăng chi phí nhân sự cũng như các lãng phí khác.

Để quản lý nguyên vật liệu hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng các yêu cầu về nguyên vật liệu, quy trình mua hàng, theo dõi quá trình nhập hàng, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo việc lưu trữ nguyên vật liệu đúng quy cách để tránh hao tổn và lãng phí.

Method

Phương pháp (Method) là một yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng sản xuất, đề cập đến cách thức thực hiện công việc và quy trình sản xuất. Việc xác định các bước cụ thể để tạo ra sản phẩm là điều kiện cần thiêt để xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả. Áp dụng các phương pháp khoa học và tối ưu không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất mà còn loại bỏ các bước không cần thiết, giảm lãng phí, và đảm bảo tính đồng nhất cũng như chất lượng của sản phẩm.

Bằng cách xây dựng và tuân thủ các quy trình sản xuất tiêu chuẩn, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mỗi sản phẩm được tạo ra đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Measurement

Đo lường là các hoạt động liên quan đến đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trước khi sản phẩm tới được tay khách hàng.

Để có kết quả đo lường chính xác, doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp, tiêu chuẩn và công cụ đo lường phù hợp với sản phẩm do mình sản xuất.

Đo lường là các hoạt động liên quan đến việc đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm, mặc dù là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất, nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng trước khi sản phẩm tới được tay khách hàng.

Việc đo lường chính xác giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra và không có lỗi trước khi xuất xưởng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp, tiêu chuẩn và công cụ đo lường phù hợp với sản phẩm do mình sản xuất.

Sự chính xác trong đo lường không chỉ giúp phát hiện và loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp triển khai các dự án cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc.

Tham khảo khóa học phân tích hệ thống đo lường: MSA - Measurement Systems Analysis

Environment

Môi trường làm việc bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ khói, ô nhiễm và thời gian làm việc. Một môi trường làm việc ổn định và phù hợp giúp các quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, liên tục, đồng nhất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc cải thiện các yếu tố môi trường làm việc thông qua các hoạt động như điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm để tạo điều kiện làm việc thoải mái, đảm bảo ánh sáng đủ và phù hợp để giảm mệt mỏi thị giác, kiểm soát tiếng ồn, tạo không gian thông thoáng, kiểm soát độ khói và ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của nhân viên, và thiết lập thời gian làm việc hợp lý để đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi,…

Bằng cách đầu tư vào môi trường làm việc, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa hoạt động sản xuất mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Information

Yếu tố Information (Thông tin) trong sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất. Sự sai lệch, chậm trễ, không đồng bộ trong việc xử lý và truyền đạt thông tin có thể dẫn đến sai sót trong sản xuất, làm chậm trễ quá trình sản xuất và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, việc đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin là yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, tính bảo mật của thông tin cũng cần được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp phải chú trọng tới việc bảo mật dữ liệu, phân quyền truy cập hợp lý, và bảo vệ thông tin khỏi các truy cập trái phép để đảm bảo an toàn và bảo mật trong hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, dữ liệu cũng là yếu tố quan trọng trong các dự án cải tiến của doanh nghiệp, điển hình như các dự án Lean, Lean Six Sigma,...

Tham khảo khóa học Lean Six Sigma Yellow Belt

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường có hệ thống để quản lý các thông tin giữa các phòng ban hoặc riêng cho các bộ phận có liên quan tới sản xuất.

Vai trò của 5m1e trong sản xuất

5M1E đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc giải quyết các vấn đề và tối ưu hoá quy trình sản xuất trong doanh nghiệp. Bằng cách phân tích một cách hệ thống và logic, 5M1E giúp đưa ra cái nhìn sâu sắc vào từng yếu tố tiềm ẩn có thể gây ra vấn đề. Khi đã xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ, doanh nghiệp có thể để đưa ra các giải pháp hay cách biện pháp khắc phục hiệu quả.

Ngoài ra, 5M1E cũng khuyến khích sự tham gia của nhiều bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề , giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra giải pháp toàn diện và hiệu quả. Thay vì chỉ tập trung vào một phần của vấn đề, doanh nghiệp có thể tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ và áp dụng giải pháp tối ưu nhất. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề một cách triệt để và ngăn ngừa vấn đề tái diễn trong tương lai.

Đào tạo về 5m1e

Khóa học quản lý sản xuất

Nếu đang quan tâm tới 5m1e cũng như các công cụ liên quan tới điều hành sản xuất, hãy tham khảo ngay Khóa học Quản lý sản xuấtKhóa học Giám Đốc Sản Xuất do IRTC tổ chức. Cả 2 khóa học đều được đào tạo bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành sản xuất tại doanh nghiệp. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, học viên sẽ được hướng dẫn chi tiết cách áp dụng kiến thức vào thực tế tại doanh nghiệp.

Tổng kết

Trong bài viết vừa rồi, chúng ta đã đi sâu vào khái niệm về 5M1E và nhận thấy rằng đây không chỉ là một công cụ quản lý, mà còn là một triết lý quản lý mang tính chiến lược, nhằm đem lại sự đổi mới và cải tiến liên tục trong sản xuất. Lần tới khi tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề gặp phải trong sản xuất, hãy thử áp dụng 5m1e và bạn sẽ nhận thấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn của nó. Để được tư vấn thêm về chương trình đào tạo về 5M1E cũng như các khóa đào tạo khác liên quan tới sản xuất, vui lòng liên hệ ngay với IRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn thêm chi tiết.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết cụ thể chương trình đào tạo,


ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC :

*
*


 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Thông tin đăng ký khóa học

Trụ sở       :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email        :  daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com

Website    :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook  :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn



LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU