Theo ước tính vào năm 2022, toàn thế giới có 1,97 tín đồ Hồi Giáo (chiếm khoảng 25% dân số thế giới) và con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng. Chứng nhận Halal được xem như hộ chiếu giúp đơn giản hóa các thủ tục để có thể xuất khẩu sản phẩm tới thị trường Hồi Giáo đầy khó tính nhưng vô cùng tiềm năng này. Thấu hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp, iRTC đã thiết lập và luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn Halal nhanh chóng, hiệu quả với mức chi phí tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Những điều cần biết về Halal
Halal là gì?
Trong tiếng Ả Rập, Halal có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy, thường được dùng chỉ những vật chất hoặc hành động được chấp nhận hay hợp lệ theo luật Hồi giáo.
Ngược lại với Halal là Haram – dùng để chỉ các vật hoặc hành động không được phân loại là Halal, bị cấm đoán hoặc bất hợp lệ theo luật Hồi giáo.
Ngoài ra thì các vật hay hành động không được xác định là Halal hay Haram sẽ được quy là Mashbooh (nghi ngờ). Những ứng viên phổ biến của dạng này là Gelatin, Men, chất nhũ hóa,…
Chú ý: phần lớn sản phẩm từ thực vật đều tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng nếu sản phẩm bị nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc với chất cấm trong quá trình sản xuất thì sản phẩm đó sẽ trở thành Haram.
Chứng nhận Halal là gì
Chứng nhận Halal là sự chứng nhận rằng sản phẩm đã:
-
Đạt yêu cầu và các thành phần theo tiêu chuẩn Halal
-
Hội đủ các điều kiện trong sản xuất theo tiêu chuẩn Halal
-
Đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn cũng như chuẩn mực Halal
Hiểu một cách đơn giản thì khi một sản phẩm nào đó được chứng nhận Halal, sản phẩm đó đã đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Quaran và luật Shariah của người Hồi giáo.
Các sản phẩm buộc phải đạt chứng nhận Halal
Các loại sản phẩm buộc phải đạt chứng nhận Halal tại thị trường Hồi giáo bao gồm:
-
Thực phẩm và đồ uống (loại trừ bia, rượu và các chất có cồn)
-
Các loại thực phẩm chức năng
-
Các loại thuốc chữa bệnh
-
Mỹ phẩm
Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng có thể được cấp chứng nhận Halal như Tour du lịch, Thức ăn dùng trong chăn nuôi, Nhà hàng và khách sạn,…
Lợi ích khi đạt chứng nhận Halal
Một sản phẩm được chứng nhận Halal sẽ là một bằng chứng đức tin rất lớn với người tiêu dùng hồi giáo rằng sản phẩm này được thượng đế cho phép dùng. Là một quốc gia có thế mạnh về thủy hải sản và nguyên liệu nguồn gốc thực vật (thuận lợi được chứng nhận Halal), Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rất lớn tới thị trường Hồi giáo.
Cơ hội xuất khẩu sản phẩm tới thị trường hồi giáo
Chứng nhận Halal được xem như một yêu cầu bắt buộc phải có khi nhập khẩu sản phẩm vào thị trường hồi giáo. Không chỉ với các mặt hàng sản phẩm, việc đạt chứng nhận Halal còn giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi đứng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy là một thị trường được đánh giá là khó tính nhưng nếu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các yêu cầu thì một cánh cửa rất lớn sẽ mở ra.
Cơ hội cho doanh nghiệp ở nhiều thị trường khác
Không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường các nước Trung Đông hay các quốc gia Hồi giáo, giấy chứng nhận Halal còn giúp các doanh nghiệp có thế tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu vì khi đạt chứng nhận Halal, sản phẩm đó đã đạt yêu cầu về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Là một tiêu chuẩn nghiêm ngặt, chứng nhận Halal là cách thức chứng minh chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu đơn giản, tin cậy và nhanh chóng đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc động vật.
Nâng cao khả năng tiếp thị sản phẩm
Việc đạt chứng nhận Halal giúp doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm tốt hơn, đặc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo trong nước cũng như quốc tế.
Không chỉ với người đạo Hồi mà những người không theo đạo hồi cũng có xu hướng sử dụng các sản phẩm Halal với niềm tin rằng các thực phẩm này có chất lượng cao và an toàn cho sử dụng.
Chi tiết chương trình tư vấn Halal của iRTC
Việc xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Halal cũng như thay đổi nguyên liệu đầu vào phù hợp thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong hành trình chứng nhận Halal. Chương trình tư vấn Halal của iRTC là sự hỗ trợ hiệu quả hàng đầu giúp doanh có thể nhận được chứng nhận Halal một cách nhanh chóng.
Trong khi triển khai chương trình tư vấn Halal, iRTC sẽ cùng đồng hành cùng quý doanh nghiệp ở các hạng mục dưới đây.
Hướng dẫn về nguyên liệu đầu vào
Về nguyên liệu, doanh nghiệp cần chú ý 3 điều sau:
-
Không sử dụng các nguyên liệu Haram (bị cấm theo luật hồi giáo)
-
Không lẫn lộn dây chuyền sản xuất giữa Halal và Haram
-
Nguồn nguyên liệu từ động vật phải có chứng nhận Halal
Với nguồn nguyên liệu từ động vật thì con vật phải nằm trong chủng loại Halal và được giết mổ theo yêu cầu Halal một cách nghiêm ngặt.
Từ khâu chuẩn bị, chế biến, bảo quản, vận chuyển thì chuỗi sản xuất thực phẩm theo chuẩn Halal không được tiếp xúc với bất kỳ thực phẩm nào bị cấm bởi luật Hồi giáo.
Ngoài ra thì thực phẩm Halal cũng không được tiếp xúc với các thiết bị máy móc hay phương tiện nào được làm từ vật liệu Haram. Các thiết bị máy móc đang được sử dụng để chế biến hoặc tiếp xúc với sản phẩm Haram nhưng muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal thì cần được thực hiện tẩy rửa theo nghi thức Hồi giáo.
Để giúp đỡ doanh nghiệp, các chuyên gia của iRTC sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách chuẩn bị, lựa chọn và chuyển đổi nguyên liệu để phù hợp với tiêu chuẩn Halal.
Đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ tiêu chuẩn Halal
Để có thể vận hành hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Halal, nhân viên của doanh nghiệp cần phải được đào tạo nhận thức về Halal. Các chuyên gia của iRTC sẽ tới doanh nghiệp để đào tạo nhận thức về Halal, giúp các nhân viên của doanh nghiệp nắm được nhận thức đúng về tiêu chuẩn Halal, biết được các yêu cầu trong khâu sản xuất chế biến sản phẩm theo Halal, biết cách xây dựng và vận hành hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn Halal cũng như đánh giá được những rủi ro. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ.
Để có thể vận hành và đánh giá hệ thống quản lý theo Halal, phía iRTC sẽ giúp doanh nghiệp đào tạo một số cán bộ chủ chốt về kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn Halal.
Xây dựng hệ thống quản lý theo Halal
Các chuyên gia của iRTC sẽ cùng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Halal. Với sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, việc xây dựng hệ thống quản lý của doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, phù hợp với quy mô và ngành hàng của doanh nghiệp.
Hỗ trợ về hệ thống quản lý tài liệu
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống quản lý, từng tư vấn nhiều các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn của iRTC luôn biết cách hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý tài liệu. Không chỉ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Halal, việc hỗ trợ về hồ sơ tài liệu của iRTC còn giúp doanh nghiệp có thể thuận tiện hơn trong việc áp dụng và đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn khác.
Hỗ trợ và hướng dẫn vận hành hệ thống
Trong quá trình vận hành hệ thống quản lý theo Halal, iRTC sẽ cùng đồng hành cùng quý doanh nghiệp. khi có kết quả đánh giá nội bộ, iRTC sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc khắc phục những bất cập.
Đánh giá chứng nhận
iRTC sẽ cùng đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong quá trình đăng ký chứng nhận Halal, đánh giá chứng nhận cũng như tái đánh giá chứng nhận.
Các chương trình chứng nhận Halal
Tùy vào từng thị trường cũng như ngành hàng mà doanh nghiệp nhắm tới, doanh nghiệp có thể chọn ra chương trình chứng nhận Halal phù hợp.
Chương trình JAKIM
-
Thời hạn chứng nhận 1 năm
-
Tất cả sản phẩm đạt chuẩn Halal đều chứng nhận được
-
Có thể xuất khẩu sang các nước trừ Indonesia và GCC
Chương trình MUI
-
Thời hạn chứng nhận 1 năm
-
Chỉ chứng nhận cho mặt hàng nguyên liệu, bán thành phẩm, hương liệu
-
Có thể xuất khẩu sang các nước trừ Malaysia và GCC
Chương trình GCC
-
Thời hạn chứng nhận 3 năm
-
Chỉ chứng nhận cho thực phẩm
-
Chỉ có hiệu lực trong thị trường GCC
Thị trường GCC bao gồm các nước Dubai – UAE, Kuwai, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yeme
Vừa rồi là những giới thiệu về chương trình tư vấn Halal của iRTC. Để được tư vấn thêm về chương trình tư vấn Halal, quý khách hàng vui lòng gọi trực tiếp tới Hotline 0902 419 079 hoặc để lại lời nhắn theo form đăng ký và iRTC sẽ liên hệ lại.