Tư vấn SA 8000 tu van SA 8000, chương trình tư vấn SA 8000, chương trình đào tạo SA 8000
Hotline

Giới Thiệu SA 8000

SA 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của Hội đồng các Công ty công nhận về ưu tiên kinh tế (Council of Economic Priorities Accreditation Agency –CEPAA) – Sau này đổi tên là SAI: Social Accountability International – Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội. Tiêu chuẩn được ban hành năm 1997 và áp dụng cho tất cả loại hình công ty. Đến này, Tiêu chuẩn SA 8000:1997 đã có phiên bản năm 2001.

Nhưng từ đầu thập niên 90, nhiều Công ty Mỹ và Tây Âu đã thực hiện và công bố những qui định về môi trường làm việc và buộc các công ty con phải tuân thủ. Gần đây nhiều công ty ở Việt nam là nhà cung ứng cho các công ty ở Mỹ, Anh, Tây âu,... cũng đang chịu sức ép phải áp dụng SA 8000. Chính vì vậy, Tổng công ty dệt may Việt nam (VINATEX) đã quyết định từ năm 2001 đến năm 2003 bắt buộc phải áp dụng SA 8000 trong các công ty may. Các ngành nghề khác hoặc các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các ngành với hàm lượng lao động cao như giáy dép, thủy sản, dệt, gốm, bút, v.v... cũng sẽ phải như vậy.

Dự án xây dựng SA 8000 có nhiều giai đoạn, nhằm:

  • Tìm hiểu những điển hình về quản lý đầu tư cộng đồng có liên quan đến nguồn nhân lực
  • Tìm hiểu những điển hình và chức năng quản lý, làm nền tảng cho việc triển khai các chương trình công dân
  • Xác định chuẩn mực để đánh giá tác động, lợi ích và hiệu quả của đầu tư cộng đồng và thực tiễn liên quan đến nguồn nhân lực.

Khuyến cáo các hình thức mà các Công ty có thể áp dụng để phát triển bền vững. Thực chất đây là tiêu chuẩn khuyến cáo sự điều hòa LỢI ÍCH BA BÊN.

Mong đợi của khach hàng về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động:

YÊU CẦU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CAO HƠN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA SA 8000

Ngay ở thời điểm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này, chúng ta vẫn còn thấy rải rác trên thế giới nhiều hiện tượng không lành mạnh về điều kiện lao động.

Khá nhiều người lao động chưa được công nhận về quyền cơ bản của người lao động và phải làm việc trong điều kiện lao động thiếu vệ sinh, thiếu an toàn, thậm chí có người được trả lương ở mức rất thấp. Các sự cố về tai nạn lao động xảy ra với cường độ lớn. Quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo đầy đủ. Cộng đồng quốc tế thông qua tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization) và một số tổ chức phi chính phủ đã chính thức lên tiếng yêu cầu trách nhiệm cao hơn từ người sử dụng lao động, đặc biệt về “Tự do hiệp hội, thương thảo tập thể, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, trả lương không đồng đều giữa nam, nữ và lao động trẻ em”. Thực tế cho thấy, đầu tư vào người lao động của Tổ chức chính là một sự cam kết mạnh mẽ của Ban Lãnh đạo Tổ chức về sự phát triển bền vững, đặc biệt là trên gốc độ quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng “Quy định Đối xử” (Code of Conduct) và hơn thế nữa nhiều tổ chức trong đó có CEPAA (Council on Economic Priorities Accountability Agency), ETI (Ethical Trading Initiatives như Levi Strauss, Marks & Spencer, Anchor Seafood, …, một số nghiệp đoàn, xin tham khảo đã nhất trí cho ra đời Tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội và Điều kiện lao động SA 8000.

Mong đợi của khách hàng

Khách hàng là đối tượng ta cần phục vụ và cũng chính khách hàng là người dẫn đường cho doanh nghiệp. Sự thỏa mãn của khách hàng là chìa khoá của thành công.

Khách hàng trên thế giới ngày nay mong đợi:

  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo.
  • Không chấp nhận sản phẩm mà quá trình sản xuất ra sản phẩm này đã tác hại đáng kể đến môi trường.
  • Không chấp nhận sản phẩm mà yếu tố lao động thiếu tính xã hội, ví dụ như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, lao động thiếu an toàn, phân biệt đối xử, biện pháp kỷ luật khắt khe, giờ công, tiền lương không công bằng nói chung là không theo đúng luật lao động.

Thật vậy, nếu khi mua sản phẩm mà khách hàng lại có cảm giác vì sản xuất ra sản phẩm này mà công nhân bị ngược đãi, thậm chí càng mua nhiều thì càng nhiều người bị ngược đãi ....thì dù chất lượng có cao thế nào, giá có thấp bao nhiêu thì người mua hẳn sẽ giảm nhiệt tình.

Một số doanh nghiệp đã đưa vào chiến lược kinh doanh “Thực hiện không chỉ những gì xã hội yêu cầu mà còn thực hiện cả những gì xã hội mong đợi nơi doanh nghiệp” (theo ISO 9000 là ngầm hiểu).

Khách hàng của chúng tôi ngày nay không chỉ đặt yêu cầu hay ngưng ở phát biểu về chính sách mà còn gửi đại diện đến kiểm tra tại hiện trường của nhà cung ứng.

Các Doanh nghiệp Việt Nam Adidas – Nike – Reebok, Columbia, Sportswear, Triumph, IKEA, … đã có yêu cầu cụ thể đới với Các Doanh nghiệp Việt Nam chúng ta về trách nhiệm xã hội … để chấp nhận chúng ta là Người cung ứng. Trong bối cảnh trên Các Doanh nghiệp Việt Nam nhờ áp dụng và được chứng nhận phù hợp theo SA 8000 nên đã được khách hàng tin tưởng.

NÂNG CAO TRÁCH NHIÊM XÃ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐÔNG LÀ NÂNG CAO HIỆU LỰC-HIỆU QỦA CÁC MẶT QỦAN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP.

Áp dụng SA 8000

Các Doanh nghiệp Việt Nam đã cam kết tuân thủ pháp luật quốc gia về lao động và các luật áp dụng khác, những yêu cầu khác mà Các Doanh nghiệp Việt Nam cam kết thực hiện. Tôn trọng những công ước quốc tế và những văn bản có liên quan đã được quy định trong tiêu chuẩn SA 8000.
Nhờ vậy Cán Bộ Công Nhân Viên (CBCNV) được động viên, tham gia tích cực các họat động của doanh nghiệp, phát huy tốt các thành qủa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Áp dụng SA 8000 là xây dựng nền tảng thuận lợi cho áp dụng tiêu chí “Sự tham gia của mọi người” - một trong 8 nguyên tắc quản lý chất lượng (ISO 9000:2000)

Nhờ tôn trọng tốt các điều kiện cơ bản về lao động như đã trình bày trong các mục trên. CBCNV các Doanh nghiệp Việt Nam chúng ta sẽ năng động tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực, kiến thức và kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, thảo luận các vấn đề một cách công khai… tham gia tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn.

Sự tham gia của mọi người là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo “ISO 9000” và theo “Quản trị chất lượng toàn diện”. Quan điểm nêu trên cũng đáp ứng tốt cho phát triển kinh tế tri thức vào đầu thế kỷ 21 này …
Ngày nay trong nền kinh tế tri thức người lao động được trang bị kiến thức khá cao và có cái nhìn tích cực về sự đóng góp của mình vào sự thành công của doanh nghiệp và cũng mong đợi có môi trường làm việc tốt hơn. Chúng ta thường quan tâm nhắc nhở nhau một số nguyên tắc “Vận dụng sức mạnh tổng hợp – tư duy hai bên cùng có lợi” như Stephen R. Covey đã viết trong sách “7 thói quen để trờ thành con người hiệu lực”.

Chúng ta tâm đắc với SA 8000 vì SA 8000 tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp.

MỤC ĐÍCH & PHẠM VI

SA 8000 là tiêu chuẩn về mặt đạo đức sản xuất hàng hoá/dịch vụ của Công ty. Trước đây, chưa hề có tiêu chuẩn nào dành cho lĩnh vực này. Dựa trên SA 8000, các Công ty chứng nhận độc lập (bên thứ ba) có thể đánh giá việc quản lý nguồn nhân lực và các vi phạm đạo đức của các công ty trong việc sử dụng lao động một cách minh bạch và hiệu quả. Từ đó, người tiêu dùng và xã hội sẽ phán xét, lựa chọn khi mua hàng. Có thể nói rằng, SA 8000 góp phần mở rộng khái niệm chất lượng sản phẩm: Chất lượng tốt, giá hợp lý, giao hàng đúng lúc và được sản xuất bằng LAO ĐỘNG SẠCH.

SA 8000 qui định những yêu cầu về trách nhiệm xã hội để một Công ty có thể

Triển khai, duy trì và tăng cường thực hiện các chính sách, các thủ tục qui trình để quản lý các mối quan hệ có thể phát sinh giữa công ty và người lao động.

Chứng minh cho các bên quan tâm biết rằng, các chính sách, các thủ tục và sự thực hiện phù hợp với những yêu cầu của SA 8000.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ILO Conventions 29 and 105 (Forced & Bonded Labour – Lao động cưỡng bức và bắt buộc)
ILO Conventions 87 (Freedom of Association – Tự do thành lập hiệp hội)
ILO Conventions 98 (Right to Collective Bargaining –Quyền thương lượng tập thể)
ILO Conventions 100 and 101 (Equal remuneration for male and female workers for work of equal value – Discrimination – Trả lương như nhau đối với nam và nữ lao động khi giá trị công việc như nhau –Phân biệt đối xử)
ILO Conventions 135 (Worker’s Representatives Convention –Thỏa ước người đại diện những người lao động).
ILO Conventions 138 and Recommendation 146 (Minimum Age and Recommendation –Tuổi tối thiểu và khuyến cáo).
ILO Conventions 155 và Recommendation 164 (Occupational Safety & Health -An toàn nghề nghiệp và sức khoẻ) ILO Conventions 159 (Vocational Rehabilitation & Employment /Disabled Persons – Xếp bậc nghề nghiệp và sử dụng lao động/người mất khả năng lao động). ILO Conventions 177 (Home Work –Công việc trong nhà).....v..v.....

Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt nam.

Điều lệ công đoàn Việt nam và thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn Việt nam.

Luật doanh nghiệp Việt nam.

Luật giáo dục Việt nam.

Hiến pháp Việt nam

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

Công ty (Company) là Công ty hay đơn vị kinh doanh có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm tất cả các thành viên (giám đốc, người điều hành, nhà quản lý, giám sát viên, những nhân viên không nằm trong bộ phận quản lý, nhân viên được tuyển dụng và nhân viên làm hợp đồng,... ).

Nhà cung ứng (Supplier) là Công ty hay cá nhân cung cấp sản phẩm (ISO 9000:2000)

Nhà thầu phu (Subcontractor) là một đơn vị kinh doanh trong dây chuyền cung cấp, trực tiếp hay gián tiếp cung cấp hàng hoá cho việc sản xuất của người cung ứng.

Hành động đền bù (Remedial Action) là hành động được tiến hành để đền bù một sai phạm.

Hành động khắc phục (Corrective Action) là hành động đựơc tiến hành để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay các tình trạng không mong muốn khác (ISO 9000:2000).

Bên quan tâm (Interested Party) là cá nhân hay nhóm có quan tâm hoặc chịu ảnh hưởng bởi các nghĩa vụ xã hội của công ty.

Trẻ em (Child) là bất kỳ người nào dưới 15 tuổi (ngoại trừ khi pháp luật địa phương qui định mức tuổi lao động vừa học vừa làm cao hơn, hoặc pháp luật địa phương của các nước đang phát triển qui định 14 tuổi dựa theo thỏa ước 138 của ILO thì độ tuổi thấp hơn sẽ được áp dụng. (Ghi chú: Xem điều 6 luật lao động Việt nam)

Lao động nhỏ tuổi (Young worker) là bất kỳ người lao động nào trên độ tuổi trẻ em (15 tuổi) nhưng vẫn còn dưới 18 tuổi. Lao động trẻ em (Child Labour) là bất kỳ người lao động nào có độ tuổi nhỏ hơn độ tuổi trẻ em trừ trường hợp được xem xét theo thỏa ước 146 của ILO.

Lao động cưỡng bức (Forced Labour) là tất cả các loại lao động hay dịch vụ bị cưỡng bức, bị đe dọa bằng bất kỳ hình phạt nào, tức là người lao động không tự nguyện.

Đền bù cho trẻ em (Remediation of children) là tất cả những hỗ trợ và hành động cần thiết để đảm bảo an toàn, sức khoẻ, giáo dục và sự phát triển của trẻ em khi các em là lao động trẻ em bị thải hồi.


ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC :

*
*


 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Thông tin đăng ký khóa học

Trụ sở       :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email        :  daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com

Website    :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook  :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn



LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU