HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001: 2015
Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
ISO 14001, là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất của ISO. Sau 19 năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đã được xem xét và ban hành phiên bản mới năm 2004. Kể từ đó tới nay, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 – Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng đã được áp dụng rộng rãi tại 155 quốc gia trên toàn thế giới và 324.148 chứng chỉ đã được cấp cho các tổ chức, tăng thêm 22.526 chứng chỉ so với năm 2013 (theo Báo cáo khảo sát của ISO năm 2014).
Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối vớitổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.
Vậy đâu là những thay đổi nổi bật?
Quản lý môi trường chiến lược
Quản lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức. Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường của tổ chức. Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi liên quan đến các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu điều chỉnh) và điều kiện môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Một khi xác định ưu tiên, các hành động để giảm thiểu rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.
Vai trò của lãnh đạo
Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.
Công tác bảo vệ môi trường
Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trongviệc bảo vệ môi trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…
Kết quả hoạt động môi trường
Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý,nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới mức quy định của tổ chức.
Tư duy về vòng đời sản phẩm
Bên cạnh việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên quan đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời. Điều này không mang ý nghĩa là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm.
Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc phát triển chiến lược truyền thông. Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và đáng tin cậy, và thiết lập cơ chế đểmọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức có thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường. Quyết định trao đổi thông tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định này cần phải tính tới thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sự mong đợi của các bên quan tâm.
Thông tin dạng văn bản
Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay thế cho “tài liệu” và “hồ sơ”. Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu quả.
Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tương tự như thay đổi phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức ISO phát triển ISO Guide 83 và xuất bản Phụ lục SL 2013. Các nỗ lực để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất các tiêu chuẩn là lý do tại sao Phụ lục SL được xuất bản. Đây được coi là cấu trúc điển hình cho tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện. Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây:
1. Phạm vi
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ
4. Bối cảnh của Tổ chứ
5. Vai trò của lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Hoạt động
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến
Tham khảo bảng so sánh giữa hai tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để biết các nội dung đã thay đổi tương ứng.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 |
|
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 |
|
|
|
Phạm vi |
|
Phạm vi
|
|
Tài liệu viện dẫn |
|
Tài liệu viện dẫn |
|
Thuật ngữ và định nghĩa |
|
Thuật ngữ và định nghĩa |
|
Hệ thống quản lý môi trường |
|
|
Bối cảnh của tổ chức |
|
4.1. |
Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh tổ chức |
4.2. |
Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm |
4.1. |
Yêu cầu chung |
|
4.3. |
Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường |
|
|
4.4. |
Hệ thống quản lý môi trường |
|
|
10.2. |
Cải tiến liên tục |
4.2. |
Chính sách môi trường |
|
5.2. |
Chính sách môi trường |
4.3. |
Hoạch định |
|
Hoạch định |
|
|
6.1. |
Hành động để xử lýcác rủi ro và cơ hội |
|
|
6.1.1. |
Yêu cầu chung |
4.3.1. |
Khía cạnh môi trường |
6.1.2. |
Khía cạnh môi trường |
|
|
6.1.4 |
Kế hoạch hành động |
4.3.2. |
Yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác |
6.1.3 |
Các nghĩa vụ tuân thủ |
4.3.3. |
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường thực hiện |
6.2. |
Mục tiêu môi trường và kế hoạnh thực hiện |
|
|
6.2.1 |
Các mục tiêu môi trường |
|
|
6.2.2. |
Kế hoạch thực hiện mục tiêu môi trường |
4.4. |
Thực hiện và điều hành |
|
Hỗ trợ |
|
|
|
Điều hành |
|
|
|
Lãnh đạo |
4.4.1. |
Các nguồn lực, Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn |
7.1. |
Các nguồn lực |
|
5.3. |
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn |
|
|
5.1. |
Lãnh đạo và cam kết |
4.4.2. |
Năng lực, đào tạo và nhận thức |
7.2. |
Năng lực |
|
7.3. |
Nhận thức |
4.4.3. |
Trao đổi thông tin |
|
7.4. |
Trao đổi thông tin |
|
|
7.4.1. |
Yêu cầu chung |
|
|
7.4.2. |
Trao đổi thông tin nội bộ |
|
|
7.4.3. |
Trao đổi thông tin bên ngoài |
4.4.4. |
Tài liệu |
7.5. |
Thông tin dạng văn bản |
|
|
7.5.1. |
Yêu cầu chung |
4.4.5. |
Kiểm soát tài liệu |
7.5.2. |
Tạo lập và cập nhật |
|
|
7.5.3. |
Kiểm soát thông tin dạng văn bản |
4.4.6. |
Kiểm soát điều hành |
8.1. |
Hoạch định và kiểm soát điều hành |
|
|
4.4.7. |
Chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp |
8.2. |
Chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp |
4.5. |
Kiểm tra |
|
Đánh giá kết quả |
4.5.1. |
Giám sát và đo lường, |
9.1. |
Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá |
|
|
9.1.1. |
Yêu cầu chung |
4.5.2. |
Đánh giá việc tuân thủ |
9.1.2. |
Đánh giá việc tuân thủ |
4.5.3. |
Không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa |
10.2. |
Sự không phù hợp và hành động khắc phục |
4.5.4. |
Kiểm soát hồ sơ |
7.5.3. |
Kiểm soát thông tindạng văn bản |
4.5.5. |
Đánh giá nội bộ |
9.2. |
Đánh giá nội bộ |
4.6. |
Xem xét của lãnh đạo |
9.3. |
Xem xét của lãnh đạo |
|
|
Cải tiến |
Xem nội dung chương trình
Trân trọng cảm ơn !