Đàm phán hợp đồng là gì? Các bước đàm phán hợp đồng cần chú ý
Hotline

Mục lục [Ẩn]

Trong môi trường kinh doanh đầy phức tạp, mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược và giá trị hướng đến khác nhau và rất có thể điều mong muốn của doanh nghiệp này lại xung đột lợi ích với doanh nghiệp khác do đó việc đàm phán giữa các doanh nghiệp có thể sảy ra những điều không hề mong muốn. Việc ký kết hợp đồng thành công và hài hòa luôn là điều mà các doanh nghiệp mong muốn và để quá trình đàm phán hợp đồng diễn ra đạt hiệu quả, ngoài các yếu tố lợi ích giữa hai bên thì đòi hỏi người tham gia đàm phán cần có khả năng đàm phán khéo léo. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý đọc giả về các bước quan trọng trong quá trình đàm phán hợp đồng để bạn đọc có một cái nhìn khái quát về việc đàm phán hợp đồng.

Khóa học sắp khai giảng: Khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng ► Xem chi tiết

Đàm phán hợp đồng là gì?

Đàm phán hợp đồng là quá trình trao đổi và thỏa thuận giữa các bên, mục tiêu thường hướng đến việc đạt được một thảo thuận hay một hiệp định phù hợp và có lợi cho tất cả các bên liên quan (tùy vào việc lựa chọn mô hình đàm phán). Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình kinh doanh, tiến hành trao đổi thông tin, các điều lệ giữa các bên, từ đó thiết lập để đạt được các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Điều này có sức ảnh hưởng lớn đến sự thành công và sự bền vững của một dự án, đồng thời giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Tham khảo bài viết: Đàm phán là gì?

Quá trình này giúp các bên tham gia đàm phán đảm bảo được quyền lợi của mình, xác định được các yêu cầu, cam kết , lợi ích và trách nhiệm của mỗi phía, từ đó tạo nên sự cân nhắc và cân đối giữa các bên trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, quá trình đàm phán còn giúp tạo ra sự tương tác và thấu hiểu lẫn nhau thông qua giao tiếp tích cực giữa các bên, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết, lòng tin và tạo nền tảng cho một mối quan hệ kinh doanh thành công.

Việc thực hiện đàm phán hợp đồng chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình kinh doanh, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp sau này. Một hợp đồng được đàm phán một cách tỉ mỉ và được đồng thuận cao giữa các bên tham gia sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hợp tác lâu dài giữa các bên.

Tham khảo bài viết cùng chủ đề: Cách xây dựng chiến lược đàm phán

Các bước đàm phán hợp đồng

Quy trình đàm phán hợp đồng phụ thuộc vào từng loại hợp đồng, pháp luật, văn hóa và các yếu tố khác. Tuy nhiên trong hầu hết các cuộc đàm phán, bạn cần chú ý các bước quan trọng như sau:

  • Chuẩn bị: Trước khi quá trình đàm phán diễn ra, cần lập kế hoạch và hiểu rõ các thông tin về đối tác đàm phán, xác định mục tiêu và ưu tiên của bên mình, cũng như nắm vững các điều khoản quan trọng cần thương lượng. Xác định được thời gian địa điểm đàm phán tránh gây mất thời gian, tránh sự bất đồng gia tăng và các lãng phí không cần thiết ảnh hưởng đến quá trình đàm phán.
  • Xác định điều khoản quan trọng: Xác định rõ mục tiêu cần đạt được, các yêu cầu và cam kết cần thiết, ưu tiên và xác định các điều kiện quan trọng trong hợp đồng.
  • Tiến hành đàm phán: Trong giai đoạn này các bên đưa ra quan điểm của mình và lắng nghe làm rõ quan điểm của đối tác, đưa ra đề xuất và đối thoại để tìm ra giải pháp tốt nhất và đạt được sự đồng thuận về các điều khoản quan trọng.
  • Điều chỉnh và sửa đổi: Từ quá trình thương lượng tiến hành kiểm tra và điều chỉnh các điều khoản phù hợp  Kiểm tra và điều chỉnh lại các điều khoản của hợp đồng, lưu ý tới yêu cầu và mục tiêu của từng bên, đảm bảo sự phù hợp và thỏa đáng trong các điều khoản.
  • Lập hợp đồng: Soạn thảo bản hợp đồng chính thức, đưa ra các quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi, xác định các điều khoản về thanh toán, bảo mật và chấm dứt hợp đồng.
  • Xem xét và ký kết: Tiến hành xem xét nội dung hợp đồng cẩn thận, đảm bảo tính chính xác và phù hợp. Sau khi kết thúc đàm phán tiến hành ký kết chứng nhận sự thỏa thuận và cam kết tuân thủ giữa các bên.

Các kỹ năng cần thiết trong quá trình đàm phán hợp đồng

Đàm phán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong ký kết hợp đồng và sự phát triển của doanh nghiệp. Đàm phán hợp đồng không chỉ đòi hỏi kiến thức về quy trình hay sự thấu hiểu về chuyên môn mà còn đòi hỏi các kỹ năng mềm khác để đạt được sự thành công trong quá trình thương lượng. Dưới đây là một số các kỹ năng quan trọng mà người đàm phán cần nắm vững khi bước vào bàn đàm phán hợp đồng.

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả giúp bạn có thể thay đổi phong cách giao tiếp phù hợp với từng cuộc đàm phán. Là yếu tố then chốt thành công của cuộc đàm phán. Bằng cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và tạo sự tương tác tích cực với đối tác đàm phán. Bên cạnh giao ngôn ngữ lời nói có thể kết hợp song song với phi ngôn ngữ. Các cử chỉ linh động phù hợp đóng góp quan trọng giúp cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi.
  • Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe trong đàm phán là kỹ năng có vai trò quan trọng nhất trong đàm phán, thể hiện sự tôn trọng giữa các bên. Việc lắng nghe  không chỉ giúp bạn biết được mục đích, quan điểm và quyền lợi mong muốn của đối tác mà còn giúp đưa ra các giải pháp hợp lý ,giúp bạn xây dựng một môi trường thương lượng tích cực và tạo cơ hội để đạt được sự đồng thuận. Đồng thời khả năng lắng nghe cũng giúp bạn rất nhiều trong việc tiếp nhận các thông tin một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng thương lượng: Kỹ năng thương lượng giúp bạn tìm kiếm giải pháp tối ưu thông qua thảo luận và đối thoại. Bằng cách tìm hiểu các mục tiêu và quyền lợi của cả các bên liên quan trong bàn đàm phán, người đàm phán có thể tạo ra một thỏa thuận hợp lý, bền vững và có lợi cho các bên.
  • Kỹ năng phân tích: Để cuộc đàm phán diễn ra hiệu quả, cần tiến hành phân tích đánh giá được  các yêu cầu, điều kiện và tác động của các điều khoản hợp đồng. Việc phân tích hiệu quả và logic giúp bạn xác định được các vấn đề mục tiêu của các bên liên quan, từ đó bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh và đạt được sự công bằng trong quá trình đàm phán.
  • Kỹ năng quản lý xung đột: Trong quá trình đàm phán, vấn đề xung đột luôn có thể xảy ra khi lợi ích một trong hai bên bị ảnh hưởng và không thể đi đến thống nhất chung. Kỹ năng quản lý xung đột giúp bạn xử lý hiệu quả các tình huống căng thẳng và tìm cách đạt được sự đồng thuận, mang tính xây dựng lẫn nhau, từ đó tạo nên một môi trường thương lượng tích cực.

Khóa học kỹ năng đàm phán của iRTC

Khóa học kỹ năng đàm phán của iRTC

Có thể thấy rằng trong môi trường kinh doanh ngày nay, khả năng đàm phán và thương thảo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được thành công cũng như có nhiều hướng giải quyết vấn đề. Khóa học Kỹ năng đàm phán thương lượng  của iRTC không chỉ huấn luyện cho học viên cách thực hiện các kỹ năng đàm phán cơ bản, mà còn hướng dẫn học viên biết cách áp dụng chúng vào các tình huống đàm phán thực tế từ đàm phán về giá cả, điều khoản, hợp đồng cho tới những chủ đề chuyên sâu có thể gặp.

Hiểu được rằng để có thể đàm phán trong trong môi trường kinh doanh thì không thể chỉ dựa vào lý thuyết, khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng của iRTC còn tập trung vào thực hành và phân tích các trường hợp thực tế. Phương pháp đào tạo lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành từ các chuyên gia của iRTC sẽ giúp học viên tiếp thu nhanh chóng, rút ngắn thời gian tới khi có thể ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

Ngoài ra, việc học trực tiếp cùng chuyên gia cũng giúp học viên nhận thấy những thiếu sót cần khắc phục của bản thân để từ đó có thể khắc phục và cải thiện.

Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý đọc giả đã có thể hiểu thêm về đàm phán hợp đồng cũng như các bước quan trọng cần kiểm soát trong quá trình đàm phán hợp đồng. Để được tư vấn thêm về khóa học kỹ năng đàm phán cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới iRTC qua Hotline 0902 419 079 hoặc thông tin liên lạc cuối trang web. Đội ngũ nhân viên tư vấn của iRTC luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho quý khách hàng.

 




LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU