Đàm phán là gì? Xu hướng đàm phán hiện đại
Hotline

Mục lục [Ẩn]

Có thể thấy rằng đàm phán xuất hiện ở mọi nơi từ giải quyết các công việc hằng ngày, kinh tế, công việc cho tới xung đột chính trị giữa các quốc gia. Việc vận dụng hiệu quả kỹ năng đàm phán sẽ là một lợi thế rất lớn dù là với bất kỳ ai. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ đàm phán là gì, nhìn nhận rõ bản chất thắng thua trong đàm phán hiện đại.

Khóa học sắp khai giảng  Khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng

Đàm phán là gì?

đàm phán là gì

Đàm phán là quá trình tìm kiếm sự thỏa thuận hoặc giải quyết xung đột giữa các bên có quan điểm, mục tiêu và lợi ích khác nhau. Trên bàn đàm phán, các bên sẽ thể hiện ý kiến, quan điểm và mong muốn của mình nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho bản thân hoặc bên mà mình đại diện. Nói môt cách dễ hiểu hơn thì đàm phán sảy ra khi ít nhất một bên muốn thuyết phục bên kia làm gì hoặc không làm gì cho mình.

Đàm phán có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi từ việc thương thảo giá cả khi mua sắm, đàm phán hợp đồng lao động, thương lượng giữa các công ty và thậm chí là đàm phán giữa các quốc gia trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.

Trong quá trình đàm phán, các bên trong bàn đàm phán sẽ sử dụng các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thương thảo và giải quyết xung đột,… để đạt được mục tiêu, giành lợi thế (hoặc giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai bên) tùy theo việc chọn phương pháp đàm phán nào. Ngoài ra, sự kiên nhẫn, linh hoạt và tôn trọng cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán.

Mục tiêu của đàm phán có thể khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể và các bên tham gia. Một số mục tiêu thường gặp trong đàm phán bao gồm: đạt được mức giá, điều kiện hoặc lợi ích tốt nhất cho mình, tạo ra giải pháp có lợi cho cả hai bên, thỏa hiệp, liên kế quan hệ giữa các bên, giải quyết xung đột hay yêu cầu sự công bằng, ...

Tham khảo bài viết: Chiến lược đàm phán

Quan điểm về thắng – thua trong đàm phán hiện đại

đàm phán win win

Trước đây, thắng-thua trong đàm phán thường được hiểu theo quan niệm truyền thống đó là trên bàn đàm phán sẽ có kẻ thắng và người thua, người thắng sẽ áp đảo kẻ thua để giành giật lợi ích về mình nhiều nhất có thể.

Tuy nhiên quan niệm này đã dần thay đổi khi cách đàm phán đôi bên cùng có lợi dần được nhiều bên áp dụng. Thay vì một bên thắng và bên còn lại thua, đàm phán Win – Win hướng tới việc các bên đều có lợi, đều đạt được lợi ích cho bên mình thông qua đàm phán. Cách làm này yêu cầu sự linh hoạt, sáng tạo và sự hợp tác của các bên trên bàn đàm phán.

Cần hiểu rằng thay vì tập trung tới việc giành chiến thắng áp đảo đối tác trên bàn đàm phán, hãy tập trung vào việc đạt được những mục tiêu mà mình muốn với sự đồng ý của đối phương (khiến sự chống cự của đối phương trở nên không cần thiết).

Đàm phán là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học

Trước kia, đàm phán được xem là một nghệ thuật nhưng hiện tại, đàm phán là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học.

Ở góc nhìn về nghệ thuật, đàm phán liên quan đến khả năng đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể, biết khi nào nên thể hiện sự linh hoạt và khi nào nên tạo ra sự tương đồng trong quan điểm và lợi ích. Nó còn đòi hỏi khả năng xử lý xung đột, xử lý các tình huống căng thẳng và tìm kiếm giải pháp sáng tạo.

Ở góc nhìn về khoa học, đàm phán liên quan đến quy trình và các mô hình đàm phán được áp dụng trên bàn đàm phán, nghiên cứu và phân tích thông tin, đánh giá các tùy chọn và rủi ro, xác định mục tiêu, lập kế hoạch đàm phán, xác định sự phụ thuộc và tương quan giữa các yếu tố trong quá trình đàm phán.

Việc kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học trong giao tiếp trong đàm phán sẽ gúp người đàm phán vừa có thể xây dựng mối qua hệ tốt và tạo niềm tin với đối tác trên bàn đàm phán vừa có thể xử lý thông tin và đưa ra quyết định tốt hơn.

Đàm phán trong đời sống và công việc

Đàm phán có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Việc đàm phán khéo léo có thể giúp ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ, giải quyết xung đột hiệu quả, đạt được mục tiêu thuận lợi hơn cũng như tạo được sự đồng thuận trong gia đình và hôn nhân.

Trong công việc, kỹ năng đàm phán giúp ta có thể tạo mối quan hệ tốt với đối tác và đồng nghiệp, thương thảo hiệu quả và tìm ra giải pháp tốt trong kinh doanh và công việc. Đặc biệt, việc đàm phán tốt cũng giúp ta tự tin hơn khi đương đầu với những thử thách trong công việc.

Với những vị trí quan trọng như ban lãnh đạo, ban quản lý điều hành, thành viên phái đoàn đàm phán của doanh nghiệp thì việc đàm phán có thể đem lại nhiều chuyển biến đối với doanh nghiệp, có thể đem lại những cơ hội phát triển cho doanh nghiệp hoặc đưa doanh nghiệp vào nhiều khó khăn. Nhìn vào thực tế, ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp lớn luôn có năng lực đàm phán vô cùng tốt. Nếu như trước kia, các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt thì hiện tại, các đối thủ cạnh tranh ngày nào đã chọn cách ngồi vào bàn đàm phán để phân chia thị phần, các nhóm khách hàng, phân khúc sản phẩm,… để cùng tồn tại và phát triển.

Khóa học kỹ năng đàm phán

Khóa học kỹ năng đàm phán thương lượng

Đàm phán có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống do đó nếu không có kỹ năng đàm phán thì đồng nghĩa với việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy dù bạn là ai và làm công việc gì thì kỹ năng đàm phán cũng vô cùng hữu ích. Với những người làm công việc đặc thù như kinh doanh, người đàm phán, chủ doanh nghiệp thì kỹ năng đàm phán sẽ là kỹ năng quan trọng cần phải có.

Khóa học Kỹ năng đàm phán thương lượng của iRTC phù hợp với đa dạng đối tượng do đó bất cứ ai cũng có thể tham gia. Khóa học được tổ chức thường xuyên tại trung tâm lẫn tại doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc học, học viên có thể tham dự dưới hình thức đào tạo Online trực tiếp cùng chuyên gia.

Đặc biệt với hình thức đào tạo tại doanh nghiệp, iRTC có thể chỉnh sửa và thiết kế lại chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực của doanh nghiệp.

Khóa học sẽ được đào tạo vởi chuyên gia đào tạo có nhiều năm kinh nghiệm trong đàm phán, từng tham gia phái đoàn đàm phán tại doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức của khóa học, chuyên gia cũng cung cấp tới học viên những kinh nghiệm thực tế, các trường hợp có thể sảy ra và hướng giải quyết phù hợp.

Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi, quý bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về đàm phán là gì cũng như quan điểm về đàm phán hiện đại. để được tư vấn về khóa học kỹ năng đàm phán hoặc các khóa học khác của iRTC, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline 0902 419 079  để được tư vấn.




LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU