Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mềm quan trọng và cấp thiết trong cuộc sống lẫn công việc ngày nay. Đàm phán không chỉ đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo mà còn dựa trên các nguyên tắc và quy trình cụ thể. Kỹ năng đàm phán là khả năng tương tác và thương lượng giữa các bên liên quan nhằm mục đích giải quyết hay đi đến một thỏa thuận về vấn đề nào đó. Đàm phán là một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học để đạt được kết quả tốt nhất. Để đạt được thành công trong đàm phán cần kết hợp nhiều yếu tố, ngoài sự linh hoạt, tâm lý, kỹ năng đọc vị lắng nghe và giao thì người đàm phán cũng cần biết cách phân tích tình huống và chọn ra mô hình đàm phán phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giới thiệu các mô hình đàm phán phổ biến và cách lựa chọn mô hình phù hợp cho từng tình huống.
Các mô hình đàm phán phổ biến
Đàm phán giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc khi có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau. Thực tế tùy thuộc vào mức độ tình huống xảy ra thì sẽ có nhiều kiểu đàm phán khác nhau được sử dụng, nhằm hướng đến mục tiêu đem lại kết quả tốt nhất.
Dưới đây là là một số hình thức đàm phán phổ biến hiện nay:
Mô hình đàm phán "Win-Win"
Mô hình "Win-Win" (hay được gọi là đôi bên cùng có lợi) nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp mà cả hai bên đều có lợi. Kết quả cuối cùng đi đến thỏa thuận thỏa mãn nhu cầu quyền lợi các bên mà không ảnh hưởng đến lợi ích của bên nào. Thay vì xem đàm phán là một trò chơi thắng-thua để giành càng nhiều quyền lợi về mình thì mô hình này tạo điều kiện cho sự hợp tác, các bên đàm phán đều được lợi trong quá trình đàm phán.
Mục tiêu và nguyên tắc của mô hình đàm phán "Win-Win"
Mục tiêu của mô hình "Win-Win" là tạo ra một thỏa thuận mà cả hai bên đều hài lòng. Đây là mô hình đàm phán được coi là mang tính xây dựng nhất và được nhiều nhà đàm phán hướng đến nhất hiện nay. Nguyên tắc cơ bản của mô hình này bao gồm tìm kiếm lợi ích chung, lắng nghe và hiểu quan điểm của đối tác, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và chia sẻ thông tin một cách trung thực.Từ đó tạo cơ sở đảm bảo cho kết quả hợp tác bền vững hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình đàm phán "Win-Win"
Ưu điểm của mô hình "Win-Win" là tạo ra một môi trường hợp tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu sự linh hoạt và thời gian để đạt được sự đồng thuận.
Mô hình đàm phán "Win-Lose" (Thắng-Thua)
Mô hình "Win-Lose" là hình thức đàm phán tập trung vào lợi ích của một phía, người đàm phán đưa ra lập trường cứng rắn để đạt được lợi ích về phía mình mà không quan tâm đến lợi ích của bên còn lại. Trong mô hình này, một bên thắng và bên còn lại thua và sẽ không có sự nhượng bộ trong quá trình đàm phán.
Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của mô hình đàm phán “Win - Lose”
Khi tham gia đàm phán với tâm thế của mô hình Win – Lose, người đàm phán sẽ tìm mọi cách đưa ra lập trường hết sức cứng rắn, tìm mọi cách để bảo vệ lập trường và lợi ích của mình, với mục tiêu đạt được lợi ích tối đa trên bàn đàm phán. Hình thức này không hướng tới việc các bên cùng đạt được lợi ích và tiến tới hợp tác lâu dài.
Mục tiêu của mô hình "Win-Lose" là đạt được lợi ích tối đa cho một bên trong đàm phán. Nguyên tắc cơ bản của mô hình này là sử dụng quyền lực và thậm chí thủ đoạn để thúc đẩy mục tiêu riêng.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình đàm phán “Win - Lose”
Việc áp dụng mô hình "Win-Lose" trong đàm phán có thể giúp đạt được kết quả nhanh chóng cho một bên. Tuy nhiên, mô hình này có thể gây mất lòng tin, gây căng thẳng và rất có thể sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác trong tương lai giữa các bên.
Mô hình "Principled Negotiation" (Đàm phán nguyên tắc)
Mô hình "Principled Negotiation" tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp công bằng và dựa trên các nguyên tắc đàm phán chung. Đây là kiểu đàm phán có thể phục vụ lợi ích của các bên, sử dụng các nguyên tắc, lợi ích đôi bên nhằm đi đến thỏa thuận chung và hướng đến giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Các nguyên tắc cơ bản và tiêu chí của mô hình đàm phán nguyên tắc
Các nguyên tắc cơ bản của mô hình "Principled Negotiation" bao gồm tách biệt con người ra khỏi vấn đề, tập trung vào lợi ích chứ không phải lập trường, tạo các giải pháp để cùng đạt mục đích dựa trên tiêu chí công bằng, khách quan và tìm hiểu các lựa chọn của bên đối tác.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình này
Mô hình "Principled Negotiation" giúp tạo ra một sự cân bằng giữa các bên và giúp xây dựng một môi trường đàm phán có lợi cho các bên. Mô hình có mục tiêu đưa ra những lợi ích chung có lợi cho các bên, xây dựng được mối quan hệ hữu nghị giữa các bên tham gia đàm phán.
Nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian để đạt được sự đồng thuận. Đôi khi có sự cứng nhắc về các nguyên tắc, theo khuôn khổ thiếu tính linh hoạt.
Mô hình "Interest-Based Negotiation" (Đàm phán dựa trên lợi ích)
Mô hình "Interest-Based Negotiation" tập trung vào việc hiểu và đáp ứng được các lợi ích của các bên để đưa ra giải pháp tốt nhất, thõa mãn nhu cầu của các bên.
Mô hình đàm phán này sử dụng các phương pháp như hỏi và lắng nghe, tìm hiểu lợi ích của các bên đằng sau các yêu cầu và đề xuất, và đề xuất các biện pháp phù hợp đáp ứng được lợi ích đã đề ra. Việc tập trung vào lợi ích giúp xây dựng sự hiểu biết và sự đồng thuận giữa các bên. Đồng thời giúp hạn chế căng thẳng giảm sự bất đồng và tìm ra giải pháp thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan. Cách đàm phán này tạo ra mối quan hệ tích cực và cơ hội hợp tác giữa các bên trong tương lai.
Mô hình "BATNA" (Best Alternative to a Negotiated Agreement)
BATNA là thuật ngữ đề cập đến giải pháp tốt nhất mà lợi ích một bên có thể đạt được nếu cuộc đàm phán diễn ra thất bại và không thể đạt được thõa thuận thành công. Nắm vững BATNA giúp đánh giá sự phù hợp của các thảo thuận và đảm bảo quyền lợi không bị thiệt thòi trong quá trình đàm phán.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình này
Mô hình "BATNA" có thể giúp người tham gia đàm phán có sự tự tin và quyền lực trong quá trình đàm phán. BATNA giúp thiết lập được mấu chốt vấn đề, bảo vệ quyền lợi các bên. Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu kiến thức và thời gian để nghiên cứu và đánh giá các giải pháp thay thế phù hợp.
Mô hình "Negotiation through Mediation" (Đàm phán qua trọng tài)
Mô hình "Negotiation through Mediation" là quá trình đàm phán được thực hiện thông qua sự trung gian của một bên thứ ba, được gọi là trọng tài.
Trọng tài là một bên trung gian không liên quan đến cuộc đàm phán giữa các bên, nhưng có vai trò giúp các bên tìm kiếm sự đồng thuận và giải quyết tranh chấp xung đột xảy ra trong quá trình đàm phán.
Ưu điểm của mô hình đàm phán qua trọng tài là sự trung lập, thời gian xử lý nhanh gọn và khách quan thông qua trọng tài và giúp tạo ra một hướng giải quyết công bằng, có lợi cho các bên tham gia đàm phán. Tuy nhiên, để thực mô hình này cần có sự chấp thuận và đòi hỏi sự tín nhiệm giữa các bên đàm phán đối với trọng tài.
Các mô hình đàm phán khác
Bên cạnh các mô hình đàm phán phổ biến được giới thiệu ở trên thì còn nhiều kiểu đàm phán khác, chẳng hạn:
-
Mô hình "Multi-Party Negotiation" (Đàm phán đa bên)
-
Mô hình "Cross-Cultural Negotiation" (Đàm phán đa văn hóa)
-
Mô hình "Online Negotiation" (Đàm phán trực tuyến)
-
Mô hình "Nonviolent Communication" (Giao tiếp phi bạo lực)
-
Mô hình "Game Theory" (Lý thuyết trò chơi)
-
Mô hình "Negotiation Styles Matrix" (Ma trận phong cách đàm phán)
-
Mô hình "Negotiation Tactics" (Chiến thuật đàm phán)
-
Mô hình "Rational Actor Model" (Mô hình hành động hợp lý)
-
…
Cách lựa chọn mô hình đàm phán phù hợp
Trong các cuộc đàm phán, việc lựa chọn mô hình đàm phán phù hợp đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một cuộc đàm phán cũng như lợi ích của các bên tham gia. Để có thể lựa chọn mô hình đàm phán phù hợp, đem lại hiệu quả cho cuộc đàm phán giữa các bên, quý bạn đọc có thể tham khảo những chia sẻ sau về cách để chọn mô hình đàm phán phù hợp:
-
Phân tích tình huống và yếu tố liên quan: Để lựa chọn mô hình đàm phán phù hợp, trước hết người đàm phán cần xác định rõ đối tác tham gia đàm phán là ai, phân tích tình huống, xác định được các vấn đề , xác định các yếu tố liên quan như quan điểm, mục tiêu, lợi ích và quan hệ với các bên liên quan.
-
Xác định mục tiêu và lợi ích của các bên liên quan: Cần tiến hành xác định mục tiêu và lợi ích cần đạt được sau cuộc đàm phán, điều này giúp các bên có cơ sở để tiến hành lựa chọn hình thức đàm phán phù hợp . Đảm bảo rằng mô hình sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của tất cả các bên liên quan.
-
Đánh giá các mô hình đàm phán phù hợp: Dựa trên phân tích tình huống và mục tiêu của các bên, cần tiến hành đánh giá sự phù hợp của mô hình đàm phán có đem lại hiệu quả hay không, và khả năng ứng dụng thực tế vào từng tình huống. Bên cạnh đó xem xét các phương án dự phòng các kiểu đàm phán có sẵn.
-
Xây dựng kế hoạch đàm phán dựa trên các yếu tố trên và mô hình lựa chọn: Cuối cùng, dựa trên các yếu tố đã xác định người tham gia cần xây dựng một kế hoạch đàm phán chi tiết, bao gồm sử dụng mô hình đàm phán đã được lựa chọn và áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
-
Dự đoán các tình huống có thể sảy ra: dựa vào vị thế, lợi ích, mục tiêu và các thông tin khác của đối tác, người đàm phán có thể lường trước các kịch bản có thể sảy ra để từ đó chuẩn bị tài liệu và mô hình đàm phán phù hợp.
Kỹ năng đàm phán giữ vai trò quan trọng quyết định những lợi ích đạt được hay thậm chí sự thành bại trong nhiều công việc, thương vụ kinh tế, ngoại giao lẫn chính trị,... Mô hình phù hợp sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thành công, đạt được mục đích và đảm bảo được sự hài hòa chấp thuận giữ các bên. Để trở thành một người đàm phán giỏi, đòi hỏi có sự nghiên cứu và thực hành các mô hình đàm phán khác nhau. Bằng cách hiểu và áp dụng các mô hình này, chúng ta có thể nâng cao khả năng đạt được kết quả tốt và xây dựng quan hệ tốt với các đối tác trong đàm phán.
Thực tế trong cuộc sống, các kỹ năng mềm luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta, giúp hình thành nhân cách và rèn luyện bản thân, góp phần cho sự thành công trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh kỹ năng đàm phán thương lượng, thì các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề hay kỹ năng lập kế hoạch,… cũng hết sức quan trọng, cho phép bạn có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách dễ dàng và hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời kỹ năng mềm còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao giá trị của bản thân.
Tuy nhiên, quý đọc giả cần biết rằng trong các cuộc đàm phán, sẽ có thể xuất hiện những tình huống bất ngờ, những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, tình thế thay đổi, đối tác thay đổi mục tiêu,… do đó việc bám sát duy nhất một mô hình đàm phán sẽ có thể gây bất lợi cho người đàm phán. Thay vào đó, người đàm phán cần linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình đàm phán.
Để tìm hiểu rõ hơn về các khóa học các kỹ năng mềm phù hợp cho bản thân, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với IRTC. Khóa học đàm phán của iRTC thường xuyên được khai giảng cả ở hình thức Public cho đa dạng đối tượng lẫn Inhouse cho doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo riêng. Với phương pháp giảng dạy đa dạng linh hoạt, chia sẽ những kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia sẽ giúp học viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng, vận dụng hiệu quả vào cuộc sống và công việc hàng ngày. Để được tư vấn thêm chi tiết về khóa học kỹ năng đàm phán và các khóa học khác có liên quan, quý đọc giả vui lòng liên hệ trực tiếp với iRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn chi tiết.