Điều tiết sản xuất là gì? Các phương pháp điều tiết sản xuất phổ biến trong doanh nghiệp
Hotline

Điều tiết sản xuất là gì? Các phương pháp điều tiết sản xuất phổ biến trong doanh nghiệp

Mục lục [Ẩn]

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất luôn cạnh tranh với nhau từng bước một. Hoạt động điều tiết sản xuất là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế trong thị trường đầy sự cạnh tranh và tăng sự linh hoạt trước các biến động của thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này và vai trò quan trọng của nó trong quản lý sản xuất.

Điều tiết sản xuất là gì?

Điều tiết sản xuất là việc điều chỉnh sản lượng, quy trình, dịch vụ của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường (chính xác hơn là khách hàng), tối ưu tài nguyên, đáp ứng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp hoặc tránh các rủi ro có thể sảy ra.

Các yếu tố thường được tác động tới trong quá trình điều tiết sản xuất của doanh nghiệp là: sự linh hoạt trong quá trình sản xuất, bao gồm tối ưu hóa thời gian, quy trình, địa điểm, nguồn lực và tài nguyên, sản lượng, quy trình, dịch vụ, ...

Một số hoạt động cụ thể về điều tiết sản xuất tại doanh nghiệp:

  • Tích hợp công nghệ tự động vào chuỗi cung ứng hàng hóa để cập nhật lượng hàng tồn kho, dự báo cung cầu, vận chuyển hàng hóa,…
  • Sử dụng Robot tự động để tăng tính linh hoạt trong sản xuất, hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động.
  • Điều chỉnh tăng lượng hàng sản xuất để đáp ứng dự báo tăng nhu cầu từ thị trường.
  • Thay đổi, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Áp dụng Lean để giảm các lãng phí trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên giá.

Tầm Quan Trọng của Điều Tiết Sản Xuất

Thị trường luôn biến động, các đối thủ cạnh tranh không bao giờ đứng im và nhu cầu cùa người tiêu dùng sẽ không bao giờ ngừng thay đổi. Chính vì thế, doanh nghiệp cần thường xuyên đưa ra những điều tiết trong sản xuất để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển. Thông qua những điều chỉnh này, doanh nghiệp sẽ có thể cân bằng cung cầu, tránh tình trạng thiếu hụt hay dư hàng hóa, đảm bảo khả năng cung ứng và duy trì uy tín trên thị trường.

Thực tế đã chứng minh rằng, đối với phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, sự thất bại thường xuất phát từ khả năng thích nghi kém và khả năng điều tiết sản xuất không linh hoạt. Những doanh nghiệp này thường không đủ linh hoạt để thích nghi với biến động của thị trường và không thể điều chỉnh quá trình sản xuất một cách kịp thời.

Các Yếu Tố phổ biến Ảnh Hưởng tới Điều Tiết Sản Xuất

Nhu cầu thị trường: Nhu cầu của thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Theo dõi và điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường thường xuyên sẽ giúp đảm bảo tính linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng là các thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Nguồn lực sản xuất: Năng lực sản xuất của doanh nghiệp luôn thay đổi (về lượng nhân sự, tay nghề, nguồn cung nguyên vật liệu, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, tình trạng máy móc,...) và nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nhũng thay đổi này sẽ rất lớn và ngược lại. Việc thường xuyên đánh giá đúng về khả năng sản xuất thực tế sẽ giúp doanh nghiệp có thể tránh được các lãng phí và phát sinh không cần thiết.

Công nghệ sản xuất: Áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và chất lượng, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần không ngừng cải tiến và cập nhật các công nghệ sản xuất hiện đại mới để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các yếu tố khác (chính sách, quy định,...): Ngoài những yếu tố trên, việc tuân thủ chính sách và quy định là rất quan trọng để đảm bảo an toàn, tuân thủ pháp luật và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp.

Các Phương Pháp và công cụ Điều Tiết Sản Xuất phổ biến

Lean Manufacturing

Lean Manufacturing

Lean Manufacturing (còn được gọi là "sản xuất tinh gọn") tập trung vào việc loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.

6 Sigma

6 Sigma là một phương pháp cải tiến chất lượng dựa trên việc giảm biến thiên và lỗi trong quá trình sản xuất, từ đó tạo ra sự ổn định và chất lượng cao.

mô hình Lean Six Sigma

* Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có áp dụng đồng thời Lean Manufacturing và 6 Sigma. Các dự án Lean 6 Sigma đem lại cho doanh nghiệp nhiều cải tiến về chất lượng, quy trình cũng như cắt giảm lãng phí vô cùng hiệu quả.

Hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP)

ERP là một hệ thống quản lý tổng thể tích hợp các hoạt động kinh doanh, bao gồm quản lý sản xuất, tài chính, nhân sự và hệ thống thông tin.

JIT (Just-In-Time)

Just in time

JIT tập trung vào việc cung cấp nguyên liệu và thành phẩm đúng lúc, đủ lượng, để giảm thiểu lãng phí và tăng cường linh hoạt trong quá trình sản xuất. Các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất Ô tô, điện tử, máy móc thiết bị công nghệ cao khi áp dụng JIT sẽ có thể giảm thiểu việc lưu trữ hàng hóa không cần thiết cũng như tối ưu hóa quá trình sản xuất.

MRP (Material Requirements Planning)

MRP là một phương pháp quản lý nguyên liệu dựa trên nhu cầu sản xuất, giúp xác định lượng và thời điểm cần thiết của nguyên liệu để duy trì quá trình sản xuất liên tục.

Data Analytics and Forecasting (Phân Tích Dữ Liệu và Dự Đoán)

Phân tích dữ liệu và dự báo sử dụng các công cụ và kỹ thuật để hiểu và dự đoán xu hướng sản xuất, từ đó tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.

Mỗi phương pháp và công cụ này đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.

Ai là người điều tiết sản xuất

Tùy theo mô hình và đặc điểm của doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất có thể là cá nhân hoặc một nhóm người. Họ có nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh quá trình sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi.

Thông thường, người chịu trách nhiệm điều tiết sản xuất sẽ là Giám Đốc Sản Xuất hoặc Quản Lý Sản Xuất. Ngoài người chịu trách nhiệm chính thì các bộ phận như kho, cải tiến, thị trường, quản lý chất lượng,... sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

Các Kỹ Năng Cần Có ở người điều tiết sản xuất

Điều tiết sản xuất là việc làm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất do đó người điều tiết sản xuất cũng cần hiểu về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như nắm vững một số kỹ năng nhất định. Dưới đây là một số kỹ năng mà người điều tiết sản xuất cần nắm vững:

Kiến Thức Về Quản Lý Sản Xuất: Để điều tiết sản xuất một cách hiệu quả, người quản lý cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản lý sản xuất. Điều này giúp họ hiểu rõ về quy trình sản xuất và có khả năng lập kế hoạch để thực hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Kỹ năng xây dựng quy trình: Kỹ năng xây dựng quy trình không chỉ giúp người quản lý có thể xây dựng các quy trình nghiệp vụ hay quy trình sản xuất mà còn có thể tạo ra những cải tiến trong các quy trình, giúp tối ưu luồng công việc và gia tăng năng xuất làm việc, giảm thiểu các lỗi trong sản xuất.

Phân Tích và Ra Quyết Định: Kỹ năng phân tích và ra quyết định là rất quan trọng trong việc giúp người quản lý nắm bắt thông tin nhanh chóng và đưa ra những quyết định chính xác dựa trên dữ liệu.

Giao Tiếp Hiệu Quả: Trong bất kỳ lĩnh vực nào, kỹ năng giao tiếp đều rất quan trọng. Nó giúp người quản lý truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và làm việc hiệu quả với các bộ phận khác, từ đó đẩy nhanh quá trình sản xuất và định hình chiến lược cho đội ngũ.

Làm Việc Nhóm: Khả năng làm việc nhóm giúp người quản lý sản xuất có thể phối hợp một cách hòa nhã và hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm.

Giải Quyết Vấn Đề và Lập Kế Hoạch: Kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng để xử lý các thách thức và vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Từ đó, người quản lý có thể đưa ra hướng giải quyết và lập kế hoạch hiệu quả cho tương lai.

Kỹ năng Lập Kế Hoạch Sản Xuất: Việc lập kế hoạch sản xuất đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tài nguyên có sẵn. Dữ liệu quan trọng như thông tin về nguyên liệu, công nghệ sản xuất, và dữ liệu vận hành máy móc sẽ giúp người quản trị sản xuất đưa ra quyết định chính xác và linh hoạt trong quá trình điều tiết sản xuất.

Kỹ năng làm việc với dữ liệu: kỹ năng làm việc với dữ liệu có thể giúp nhà sản điều tiết sản xuất dự đoán được nhu cầu thị trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và đưa ra các điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết. Ngoài ra, việc thu thập và phân tích dữ liệu cũng giúp họ theo dõi hiệu suất sản xuất, tìm ra các vấn đề tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp cải thiện liên tục.

Nhìn chung, điều tiết sản xuất không chỉ là một phần trong quản lý sản xuất mà còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất trong thời đại công nghiệp 4.0, đặc biệt là trong thời điểm có nhiều biến động như hiện tại. Hiểu được nhu cầu và tầm quan trọng của khả năng điều tiết sản xuất, Viện IRTC thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo giúp học viên và doanh nghiệp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và khả năng điều hành sản xuất. Hãy liên hệ ngay với IRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn về chương trình đào tạo phù hợp. Đội ngũ tư vấn của IRTC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp và học viên.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết cụ thể chương trình đào tạo,


ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC :

*
*


 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Thông tin đăng ký khóa học

Trụ sở       :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email        :  daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com

Website    :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook  :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn



LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU