Chuỗi cung ứng khép kín là gì? Bao gồm những phần nào?
Hotline

Mục lục [Ẩn]

Trước các áp lực từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và yêu cầu bền vững, các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng tới quá trình làm sao để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Trong tình hình đó, việc tìm kiếm một mô hình chuỗi cung ứng mới là yếu tố cần thiết để đối trước những thách thức này. Vì vậy, chuỗi cung ứng khép kín đã được ra đời như một giải pháp thiết yếu. Để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp, hãy cùng đi sâu vào bài viết dưới đây.

Chuỗi cung ứng khép kín là gì?

Chuỗi cung ứng khép kín (Closed-Loop Supply Chain) là một mô hình quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế để tối ưu hóa toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Từ khâu thiết kế ban đầu đến xử lý cuối cùng, chuỗi cung ứng khép kín đảm bảo rằng tài nguyên được tận dụng tối đa, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mô hình này bao gồm ba thành phần chính, bao gồm:

  • Sản xuất và phân phối: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong vận chuyển.
  • Thu hồi sản phẩm: Tạo cơ chế thu gom sản phẩm từ khách hàng sau khi sử dụng.
  • Tái sử dụng và tái chế: Khai thác tối đa giá trị từ các nguyên liệu và linh kiện.

Hệ thống chuỗi cung ứng rất rộng lớn và đa dạng, trong đó có nhiều mô hình như chuỗi cung ứng truyền thống, chuỗi cung ứng mở rộng, chuỗi cung ứng tuần hoàn,... Đặc biệt trong số đó, chuỗi cung ứng khép kín đã thông qua tái chế và tái sử dụng để hỗ trợ giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường, thúc đẩy tuần toàn tài nguyên. Bên cạnh đó, áp dụng chuỗi cung ứng khép kín còn giúp doanh nghiệp cải thiện uy tín thương hiệu, đặc biệt là trong mắt khách hàng ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.

chuỗi cung ứng khép kín là gì?

(ảnh minh họa)

Chuỗi cung ứng khép kín và chuỗi cung ứng tuần hoàn: Sự tương đồng hay khác biệt?

Nền kinh tế đang dần chuyển mình theo hướng bền vững, việc lựa chọn một chuỗi cung ứng phù hợp cũng trở thành một câu hỏi chiến lược đối với các doanh nghiệp. Trong số những mô hình chuỗi cung ứng hiện nay, chuỗi cung ứng khép kín và chuỗi cung ứng tuần hoàn có sự tương đồng lớn về mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. Tuy nhiên, mỗi mô hình lại có những đặc điểm và ưu điểm riêng biệt, phù hợp với những chiến lược khác nhau của các tổ chức. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết, giúp tổ chức hình dung những điểm khác biệt nổi bật giữa chuỗi cung ứng khép kín và các chuỗi cung ứng tuần hoàn:

Tiêu chí

Chuỗi cung ứng khép kín

Chuỗi cung ứng tuần hoàn

Mục tiêu chính

Tối ưu hóa vòng đời sản phẩm thông qua tái chế và tái sử dụng tài nguyên.

Tái sử dụng tài nguyên xuyên suốt quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Quản lý tài nguyên

Thu hồi và tái chế sản phẩm đã qua sử dụng, giảm thiểu rác thải.

Tái sử dụng tài nguyên trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

Tác động đến môi trường

Giảm thiểu tác động tiêu cực nhờ tái chế và tái sử dụng.

Hạn chế lãng phí tài nguyên, giảm ô nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường.

Lợi ích cho doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín thương hiệu, phát triển bền vững.

Tăng cường sự bền vững trong sản xuất, giảm chi phí nguyên liệu, nâng cao giá trị thương hiệu.

Thách thức

Yêu cầu cơ chế thu hồi sản phẩm và tái chế hiệu quả, đầu tư vào công nghệ tái chế.

Đảm bảo tái sử dụng hiệu quả tài nguyên, cần sự thay đổi lớn trong thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất.

Khả năng phát triển bền vững 

Cao, giúp doanh nghiệp phát triển dài hạn và bảo vệ môi trường.

Cao, hỗ trợ mô hình kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Có thể thấy rằng, cả hai chuỗi cung ứng đều đại diện cho hai cách tiếp cận khác nhau trong quản lý chuỗi cung ứng. Trong khi “chuỗi cung ứng khép kín” tập trung vào thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng và tái chế tài nguyên để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thì “chuỗi cung ứng tuần hoàn” lại là một mô hình rộng hơn, không chỉ tập trung vào việc tái chế mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, thiết kế và tiêu thụ, với mục tiêu sử dụng tài nguyên tái tạo và giảm thiểu tối đa việc sử dụng tài nguyên mới.

  • Chuỗi cung ứng khép kín: Phù hợp với những doanh nghiệp muốn tối ưu hóa vòng đời sản phẩm và tập trung vào việc thu hồi sản phẩm sau khi chúng được sử dụng hết.
  • Chuỗi cung ứng tuần hoàn: Phù hợp với các doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược phát triển bền vững từ khâu thiết kế sản phẩm cho đến việc tái sử dụng tài nguyên trong suốt vòng đời sản phẩm.

Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc mục tiêu chiến lược để có thể lựa chọn được mô hình triển khai phù hợp. Hoặc có thể kết hợp cả hai để mang lại những lợi ích to lớn, nâng cao uy tín thương hiệu, nhằm tạo ra một mô hình kinh tế bền vững và có khả năng phát triển lâu dài.

Tham khảo: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp cần làm gì để triển khai chuỗi cung ứng khép kín hiệu quả?

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, doanh nghiệp cũng cần đối mặt với nhiều yếu tố để có thể triển khai mô hình chuỗi cung ứng khép kín được hiệu quả. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện một số bước chiến lược, từ việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp cho đến thay đổi quy trình quản lý. Dưới đây là những bước quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Xây dựng chiến lược bền vững rõ ràng: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu bền vững, bao gồm tối ưu hóa vòng đời sản phẩm, tái sử dụng tài nguyên và mở rộng kết nối với các đối tác cũng như hệ thống logistics hiệu quả. Một chiến lược toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường và tối đa hóa giá trị từ tài nguyên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững trong dài hạn.
  • Tích hợp các mô hình chuỗi cung ứng: Kết hợp các yếu tố của chuỗi cung ứng khép kín, chuỗi cung ứng tuần hoàn và chuỗi cung ứng mở rộng giúp doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn tăng cường hiệu quả vận hành.
  • Đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý: Sử dụng công nghệ để theo dõi vòng đời sản phẩm và phân tích vòng tuần hoàn tài nguyên, từ sản xuất đến thu hồi và tái chế, là một yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần triển khai các phần mềm và công nghệ hỗ trợ quản lý tài nguyên, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa quá trình thu hồi.
  • Xây dựng mạng lưới đối tác chiến lược: Để thu hồi sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ tái chế, vận chuyển và xử lý chất thải. Hệ thống đối tác vững mạnh sẽ giúp tăng cường khả năng thu hồi và tái chế sản phẩm, đồng thời tối ưu hóa chi phí.
  • Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo về các quy trình thu hồi, tái chế và sử dụng lại sản phẩm, cũng như tầm quan trọng của phát triển bền vững. Một đội ngũ hiểu rõ và cam kết với mục tiêu bền vững sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chuỗi cung ứng khép kín thành công.
  • Khuyến khích và tạo động lực cho khách hàng tham gia: Doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình khuyến mãi hoặc chính sách hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tham gia vào quá trình thu hồi sản phẩm cũ. Các chương trình đổi sản phẩm cũ lấy ưu đãi, hoặc giảm giá khi trả lại sản phẩm đã qua sử dụng có thể là những giải pháp hiệu quả.
  • Tối ưu hóa quy trình thu hồi và tái chế: Doanh nghiệp cần thiết lập các quy trình thu hồi sản phẩm sau khi sử dụng và đảm bảo rằng các sản phẩm thu hồi sẽ được tái chế hoặc tái sử dụng đúng cách. Việc cải tiến quy trình này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng khép kín.
  • Đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý: Việc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến môi trường, thu hồi và tái chế sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc triển khai chuỗi cung ứng khép kín. Doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật các quy định mới để tránh vi phạm và nâng cao uy tín.
  • Đánh giá và cải tiến liên tục: Để đảm bảo chuỗi cung ứng khép kín luôn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và cải tiến quy trình một cách liên tục. Việc thu thập phản hồi từ khách hàng, đối tác và nhân viên sẽ giúp điều chỉnh các chiến lược và tối ưu hóa hệ thống.

Thông qua các chiến lược này, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua đó, triển khai chuỗi cung ứng khép kín đạt được hiệu quả, tạo ra giá trị bền vững lâu dài và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

Tham khảo: Khóa học quản lý chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng khép kín là một mô hình quản lý tiên tiến, không chỉ là một xu hướng mới mà còn là chiến lược mang tính dài hạn, giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động. Thêm vào đó, việc áp dụng chuỗi cung ứng khép kín còn giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về tính bền vững và trách nhiệm xã hội. Quá trình này không chỉ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ mà còn mở ra cơ hội mới trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Vì vậy, chuỗi cung ứng khép kín không chỉ là một giải pháp vận hành mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.




LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU