On the job training là gì? Các bước triển khai On The Job Training trong doanh nghiệp
Hotline

On the job training là gì? Các bước triển khai On The Job Training trong doanh nghiệp

Mục lục [Ẩn]

On the job training (OJT) là một hình thức đào tạo được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một phương pháp giúp nhân viên học hỏi và phát triển kỹ năng thông qua việc làm việc thực tế trong môi trường công ty. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về OJT, những ưu và nhược điểm của nó, cũng như cách triển khai OJT tại doanh nghiệp.

On the job training (OJT) là gì?

on the job training

On the job training (OJT) hay còn gọi là đào tạo tại chỗ là một hình thức đào tạo nhân viên bằng cách cho họ tham gia trực tiếp vào các hoạt động và công việc thực tế trong doanh nghiệp. Quá trình này sẽ được đặt dưới sự hướng dẫn và giám sát của những người có nhiều kinh nghiệm ở vị trí tương ứng, chuyên gia đào tạo nội bộ hay thậm chí là quản lý sản xuất.

OJT sẽ giúp người nhân viên đang học việc có thể nhanh chóng tiếp thu kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc một cách nhanh chóng, có thể rút ngắn thời gian đào tạo cần thiết để có thể đảm nhận công việc. Ngoài ra, việc đào tạo theo hình thức OJT cũng giúp học viên học cách làm việc theo nhóm, cải thiện khả năng giao tiếp, tạo thêm sự liên kết với các nhân viên khác, làm quen với văn hóa và quy trình làm việc tại doanh nghiệp.

Ngoài việc hướng tới đào tạo nhân viên mới, OJT còn có thể áp dụng với những trường hợp luân chuyển hay điều phối người lao động từ vị trí này sang vị trí khác. Giải phap này sẽ công tác quản lý sản xuất được linh hoạt và di động hơn rất nhiều, đặc biệt là với các vị trí lao động phổ thông hay cần cân bằng chuyền. Với những trường hợp này, tổ trưởng sản xuất thường là người hướng dẫn, giám sát và theo dõi trong quá trình đào tạo nhân viên do đó việc đào tạo tổ trưởng sản xuất mang yếu tố quyết định tới thành công.

Đặc điểm của On the job training

  • Thực hành trực tiếp: Nhân viên được đào tạo thông qua việc tham gia vào các hoạt động và công việc thực tế trong doanh nghiệp.
  • Học hỏi từ người có kinh nghiệm: OJT cho phép nhân viên học hỏi từ những người có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực đó.
  • Tập trung vào kỹ năng thực tế: OJT tập trung vào việc áp dụng kiến thức và kỹ năng thực tế để giúp nhân viên nâng cao tay nghề một cách nhanh chóng.
  • Linh hoạt tùy chỉnh: OJT có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp (chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc, thời gian đào tạo có thể ngắn hay dài phụ thuộc vào yêu cầu công việc và năng lực của người học việc, hình thức đào tạo linh hoạt,…)

So sánh giữa OJT và Internship

OJT và Internship đều là hai hình thức đào tạo trong công việc, tuy nhiên có những điểm khác biệt nhất định, bạn đọc có thể tham khảo qua bảng so sánh đính kèm.

 

On the job training

Intership

Đối tượng tham gia

Nhân viên học việc hoặc mới vào doanh nghiệp

Sinh viên, người mới tốt nghiệp

Mục đích

Giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc

Giúp sinh viên, người mới tốt nghiệp có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, học hỏi các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc, tạo thêm cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Thời gian

Có thể ngắn hay dài, phụ thuộc vào yêu cầu công việc, năng lực của nhân viên

Thường có thời gian ngắn hạn (thường từ 1 – 3 tháng)

Nội dung

Tập trung vào các kỹ năng và kiến thức cụ thể cho vị trí công việc

Nội dung đào tạo bao quát, có thể gồm nhiều kiến thức trong và ngoài ngành

Mức lương

Được hưởng mức lương tương ứng với công việc

Có thể có hoặc không có lương, trợ cấp

Đánh giá

Đánh giá dựa trên hiệu quả công việc

Đánh giá dựa trên kết quả học tập và hiệu quả làm việc

Ưu và nhược điểm của OJT

Ưu điểm của OJT

  • Giúp nhân viên nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả.
  • Phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý thời gian.
  • Tạo sự liên kết giữa nhân viên mới với nhân viên cũ và cả doanh nghiệp.
  • Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về quy trình, văn hóa doanh nghiệp và giá trị của công ty.
  • Tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của OJT

  • Yêu cầu sự đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực từ doanh nghiệp, đặc biệt là người hướng dẫn
  • Không phù hợp với những công việc có tính chất nguy hiểm hoặc yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao.
  • Có thể gây áp lực cho nhân viên khi phải học hỏi và làm việc cùng lúc.
  • Khó đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình đào tạo.

Phân loại OJT

OJT có thể được phân loại thành 4 loại chính: OJT có cấu trúc, OJT không cấu trúc, OJT độc lập và OJT học tập kết hợp.

OJT có cấu trúc – Structured OJT

OJT có cấu trúc là một hình thức đào tạo có kế hoạch và lộ trình rõ ràng từ phía doanh nghiệp. Với hình thức OJT này, nhân viên sẽ được đào tạo theo một chương trình cụ thể, với các bài học và bài kiểm tra để đánh giá kết quả đào tạo.

Hình thức đào tạo này giúp học viên tiếp thu các kiến thức một cách đầy đủ, bao quát và hiểu rõ công việc. Hình thức này phù hợp cho những vị trí có yêu cầu nhân viên cần có kỹ thuật nhất định, nhưng cũng đồng thời cần người đào tạo có kỹ năng sư phạm và được đào tạo về kỹ năng đào tạo nội bộ.

OJT không cấu trúc – Unstructured OJT

Trái ngược với OJT có cấu trúc, OJT không cấu trúc là một hình thức đào tạo linh hoạt và không có kế hoạch cụ thể. Trong OJT này, nhân viên sẽ được học hỏi dưới sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên có kinh nghiệm trong một thời gian.

Hình thức đào tạo này dễ thực hiện, không yêu cầu kế hoạch hay kỹ năng sư phạm từ người đào tạo nhưng chỉ phù hợp với những công việc có tính chất đơn giản hoặc nhân viên được đào tạo đã có kinh nghiệm tại vị trí tương ứng.

OJT độc lập – Standalone OJT

OJT độc lập là một hình thức đào tạo mà nhân viên sẽ tự học thông qua việc theo dõi các nhân viên khác làm việc, tài liệu hay video do doanh nghiệp cung cấp và tự thực hành (có thể dưới sự theo dõi và giám sát từ phía doanh nghiệp).

Phương thức này không yêu cầu quá cao cũng như bỏ thời gian hướng dẫn từ người hướng dẫn nhưng chỉ phù hợp với những công việc không quá phức tạp hoặc nhân viên học việc đã có kinh nghiệm.

OJT học tập kết hợp – Blended learning OJT

OJT học tập kết hợp là một hình thức đào tạo kết hợp giữa OJT và các hình thức đào tạo khác như tài liệu, videos, tham gia khóa đào tạo,…

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có những quy trình cần nhân viên phải tuân theo hay các vị trí công việc có nhiều nhiệm vụ phức tạp và kỹ năng chuyên môn.

Các bước triển khai On the Job Training

Các bước triển khai on the job training

Để triển khai thành công OJT tại doanh nghiệp, chúng ta cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nhu cầu đào tạo

Trước khi triển khai OJT, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và nhu cầu đào tạo của nhân viên. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình đào tạo sẽ phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp.

Bước 2: Lựa chọn người hướng dẫn

Việc lựa chọn người hướng dẫn là rất quan trọng trong OJT. Người hướng dẫn cần có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực đó, đồng thời cũng cần có khả năng truyền đạt và hỗ trợ nhân viên trong quá trình đào tạo.

Bước 3: Chuẩn bị tài liệu và công cụ học tập

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu và công cụ học tập cần thiết cho nhân viên tham gia OJT. Các tài liệu này bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình, quy định và các bài học để nhân viên có thể học hỏi và áp dụng trong công việc.

Bước 4: Lên kế hoạch và triển khai OJT

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp cần lên kế hoạch và triển khai OJT cho nhân viên. Kế hoạch này cần được thực hiện một cách chi tiết và có sự hỗ trợ từ người quản lý để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đào tạo.

Bước 5: Đánh giá và cải tiến

Sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, doanh nghiệp cần đánh giá kết quả và cải tiến để cải thiện quá trình đào tạo trong tương lai. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của OJT trong doanh nghiệp.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện On the job training

lưu ý khi thực hiện on the job training

Để có thể triển khai on the job training hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo những điều sau:

  • Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình đào tạo.
  • Tạo sự tương tác và giao tiếp tốt giữa người hướng dẫn và nhân viên.
  • Đảm bảo tính an toàn và phù hợp với các quy định của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.
  • Thường xuyên đánh giá và cải tiến quá trình đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả và liên tục của OJT.

Kết luận

On the job training là một hình thức đào tạo rất hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được những nhân viên chuyên nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc cũng như tạo điều kiện cho người học việc. Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hình thức đào tạo On the Job Training. Nếu quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên, hãy liên hệ ngay tới iRTC qua Hotline 0902 419 079. Đội ngũ tư vấn của iRTC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết cụ thể chương trình đào tạo,


ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC :

*
*


 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Thông tin đăng ký khóa học

Trụ sở       :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email        :  daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com

Website    :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook  :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn



LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU