Kế hoạch sản xuất là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất
Hotline

Kế hoạch sản xuất là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất

Mục lục [Ẩn]

Trong bối cảnh thị trường đang thay đổi một cách nhanh chóng và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh thì việc xây dựng và thực hiện một kế hoạch sản xuất thông minh sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh để có thể vượt qua các thách thức. Vậy kế hoạch sản xuất là gì? Làm thế nào để xây dưng kế hoạch sản xuất hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của IRTC để biết rõ hơn.

Kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất là một tài liệu chi tiết về cách thức và quy trình để chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng. Tài liệu này bao gồm việc xác định các nguồn lực cần thiết, quy trình sản xuất, lịch sản xuất, quá trình sản xuất, dự đoán nhu cầu nguyên liệu và lao động cũng như các thông tin và yêu cầu khác có liên quan tới việc sản xuất.

kế hoạch sản xuất là gì

Mục đích của kế hoạch sản xuất là tổ chức quá trình sản xuất một cách khoa học, hợp lý để đạt được các mục tiêu đề ra về sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế và thời gian giao hàng.

Thông thường, các kế hoạch sản xuất sẽ có hiệu lực nhất định theo năm, tháng, mốc thời gian cố định hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Các nội dung chính trong một bản kế hoạch sản xuất

Thông thường, kế hoạch sản xuất sẽ có những hạng mục sau:

  • Mục tiêu sản xuất
  • Nhu cầu, số lượng , khối lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất
  • Quy trình sản xuất, cách thức sản xuất, yêu cầu đặc biệt (nếu có), quy cách và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm
  • Quản lý tồn kho, các yêu cầu khi lưu trữ
  • Các yêu cầu và ước lượng về nguyên vật liệu, nhân lực, trang thiết bị, kinh phí
  • Lịch trình sản xuất, phân chia công việc và phối hợp giữa các bên có liên quan

Ngoài ra, kế hoạch sản xuất còn có thể có các hạng mục khác như:

  • Kế hoạch dự phòng
  • Các bất ngờ có thể sảy ra trong sản xuất và cách xử lý
  • Kế hoạch bảo trì trang thiết bị
  • Kế hoạch đào tạo nhân sự
  • Dự báo về nhu cầu sản phẩm trong tương lai

Vai trò của kế hoạch sản xuất

Về khía cạnh kinh tế, Kế hoạch sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được hoạt động sản xuất phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường, từ đó có thể tối đa hóa doanh thu, tránh tình trạng sản xuất dư hoặc thiếu.

Về khía cạnh sản xuất, kế hoạch sản xuất sẽ giúp hỗ trợ cho hoạt động hậu cần, gia tăng năng suất, quá trình sản xuất được suôn sẻ, sản phẩm đầu ra đúng tiến độ, đạt các tiêu chuẩn đã đề ra, giảm thiểu lãng phí và tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và ổn định.

Trong thời điểm kinh tế nhiều cạnh tranh như hiện tại, kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt hơn với những biến động, gia tăng khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Và tất nhiên, để phát huy những lợi thế trên thì doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất bài bản, khoa học và kỷ luật.

Tham khảo: Khóa học Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lập kế hoạch sản xuất

Khi lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố sau:

Yếu tố bên trong

  • Mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • Năng lực sản xuất (nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...)
  • Kế hoạch tài chính
  • Thiết bị và quy trình sản xuất
  • Chiến lược phát triển sản phẩm
  • Chính sách quản lý chất lượng sản phẩm
  • Cơ sở hạ tầng
  • Nguyên vật liệu
  • Tồn kho

Yếu tố bên ngoài

  • Xu hướng và nhu cầu thị trường
  • Khả năng phân phối sản phẩm
  • Chính sách, quy định của nước sở tại
  • Sự cạnh tranh trong ngành
  • Xu hướng công nghệ
  • Tình hình kinh tế, xã hội
  • Thiên tai, dịch bệnh

Việc đánh giá đầy đủ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài sẽ giúp việc lập kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, phát huy được tối đa sức mạnh sản xuất của doanh nghiệp.

Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Quy trình lập kế hoạch sản xuất thường bao gồm các bước sau:

(với những kế hoạch sản xuất hướng tới đơn hàng nhất định, có thể bỏ qua bước Phân tích thị trường và Dự báo nhu cầu sản phẩm)

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường,... để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

Phân tích thị trường bao gồm các bước sau:

  • Xác định mục tiêu phân tích thị trường: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của phân tích thị trường để thu thập thông tin phù hợp.
  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau (Nghiên cứu thị trường, Thông tin từ các cơ quan, tổ chức, Thông tin từ đối thủ cạnh tranh, Thông tin từ khách hàng)
  • Phân tích thông tin: Phân tích thông tin thị trường một cách khoa học, khách quan để đưa ra các kết luận chính xác.
  • Đưa ra kết luận và khuyến nghị: Đưa ra kết luận và khuyến nghị dựa trên kết quả phân tích thị trường.

Dự báo nhu cầu sản phẩm

Quá trình xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Dự báo nhu cầu sản phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu sản phẩm.

Mục tiêu của dự báo nhu cầu sản phẩm là:

  • Đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Tránh tình trạng thừa hoặc thiếu sản phẩm
  • Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
  • Quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Xây dựng quy trình sản xuất và các yêu cầu

Quy trình sản xuất là một tập hợp các bước, công đoạn được thực hiện một cách tuần tự để tạo ra sản phẩm. Quy trình sản xuất được xây dựng nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian

Quy trình sản xuất cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Quy trình sản xuất cần được xây dựng để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Đảm bảo hiệu quả sản xuất: Quy trình sản xuất cần được xây dựng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • Linh hoạt: Quy trình sản xuất cần được xây dựng linh hoạt để có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường.
  • Tính khả thi: Quy trình sản xuất cần được xây dựng dựa trên năng lực của doanh nghiệp, khả năng thực hiện của các bộ phận liên quan.

Tính toán nguồn lực cần thiết

Tính toán nguồn lực cần thiết là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo có đủ nguồn lực cần thiết để sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

  • Tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho kế hoạch sản xuất
  • Xác định nhu cầu nhân lực, tính giờ công lao động
  • Đánh giá khả năng đáp ứng của máy móc thiết bị hiện có

Xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết

Kế hoạch sản xuất chi tiết cần được xây dựng một cách rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện. Kế hoạch sản xuất chi tiết cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

Kế hoạch sản xuất chi tiết thường bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin chung: Tên doanh nghiệp, tên kế hoạch, thời gian lập kế hoạch,...
  • Dự báo nhu cầu sản phẩm: Số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất.
  • Sản phẩm cần sản xuất: Tên sản phẩm, số lượng sản phẩm, thời gian sản xuất.
  • Quy trình sản xuất chi tiết: Các bước sản xuất, định mức sử dụng nguyên vật liệu, thời gian sản xuất,...
  • Nhu cầu nguyên vật liệu, thiết bị, nhân lực: Lượng nguyên vật liệu, thiết bị, nhân lực cần thiết.
  • Lịch sản xuất: Lịch sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm.
  • Phân công trách nhiệm: Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân liên quan.

Giám sát và điều chỉnh kế hoạch

Giám sát và điều chỉnh kế hoạch sản xuất là quá trình theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

  • Điều chỉnh số lượng sản phẩm: Điều chỉnh số lượng sản phẩm cần sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế.
  • Điều chỉnh thời gian sản xuất: Điều chỉnh thời gian sản xuất dựa trên năng lực sản xuất thực tế.
  • Điều chỉnh quy trình sản xuất: Điều chỉnh quy trình sản xuất để phù hợp với năng lực sản xuất thực tế.
  • Điều chỉnh nguồn lực sản xuất: Điều chỉnh nguồn lực sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị, nhân lực,...

Các công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch sản xuất

các công cụ lập kế hoạch sản xuất

Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn và sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Một số công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả:

  • Phần mềm lập kế hoạch sản xuất ERP: Hỗ trợ tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, nhân lực, lập lịch sản xuất tự động
  • Công cụ dự báo nhu cầu: Dự báo nhu cầu thị trường để lập kế hoạch sản xuất chính xác
  • Phần mềm quản lý dự án: Xây dựng tiến độ, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất
  • Công cụ quản lý tài liệu: Lưu trữ và chia sẻ kế hoạch sản xuất với các bộ phận liên quan

Cách trình bày kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất thường được trình bày dưới dạng văn bản, bao gồm các nội dung chính:

  • Mục tiêu kế hoạch sản xuất
  • Danh mục sản phẩm sản xuất
  • Kế hoạch sản xuất từng sản phẩm theo thời gian (tháng/quý)
  • Kế hoạch sử dụng nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc...)
  • Tiến độ, lịch sản xuất chi tiết
  • Phân công trách nhiệm các bộ phận và cá nhân
  • Các giải pháp, biện pháp thực hiện kế hoạch

Kế hoạch sản xuất cần trình bày một cách rõ ràng, logic, dễ theo dõi để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện và giám sát.

Một số sai lầm cần tránh khi lập kế hoạch sản xuất

  • Thiếu khảo sát thị trường, dự báo nhu cầu sản phẩm không chính xác
  • Đánh giá sai năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp
  • Kế hoạch quá sơ sài, thiếu chi tiết, khó thực hiện
  • Kế hoạch mang tính chất đối phó, hình thức
  • Thiếu sự tham gia của các bộ phận liên quan trong quá trình lập kế hoạch
  • Không lường trước các rủi ro có thể phát sinh
  • Thiếu sự giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch
  • Thiếu lịch bảo trì trang thiết bị
  • Thiếu tính linh hoạt khi lập kế hoạch

Tránh được các sai lầm trên sẽ giúp lập được kế hoạch sản xuất phù hợp và hiệu quả. Khi xây dựng một kế hoạch sản xuất, việc tránh những sai lầm có thể đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp, nơi mà quá trình sản xuất phải được điều chỉnh chặt chẽ để đảm bảo sự linh hoạt và tối ưu hóa hiệu suất.

Vừa rồi là những chia sẻ về kế hoạch sản xuất cũng như cách lập kế hoạch sản xuất. Qua bài chia sẻ vừa rồi, quý đọc giả có thể nhìn nhận rằng việc lập kế hoạch sản xuất không chỉ là một nhiệm vụ quản lý thông thường mà còn là yếu tố quyết định tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp sản xuất. Để giúp doanh nghiệp và học viên có thể xây dựng và ứng dụng kế hoạch sản xuất hiệu quả, Viện IRTC thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu giúp học viên và doanh nghiệp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Hãy liên hệ ngày với IRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn về chương trình đào tạo phù hợp. Đội ngũ tư vấn của IRTC luôn sẵn sang hỗ trợ quý doanh nghiệp và học viên.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết cụ thể chương trình đào tạo,


ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC :

*
*


 

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Thông tin đăng ký khóa học

Trụ sở       :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email        :  daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com

Website    :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook  :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn



LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU