OEE là gì? Cách tính OEE trong sản xuất
Hotline

Mục lục [Ẩn]

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay với nhiều máy móc và trang thiết bị thì OEE là thước đo rất quan trọng để có thể đo lường hiệu suất tổng thể của thiết bị sản xuất hoặc hệ thống sản xuất. Dựa vào OEE, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất và bảo trì. Bài viết sau sẽ giúp quý bạn đọc có thể hiểu thêm về OEE cũng như nắm được cách tính OEE.

Khóa học sắp khai giảng:

TPM - Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện Xem chi tiết

OEE là gì?

Lịch sử hình thành OEE

Vào những năm đầu 1950 cho đến 1960, những doanh nghiệp lớn tại Mỹ (điển hình là General Electric và DuPont) đã đưa ra những phương pháp mới để tối ưu hóa sản xuất và bảo trì nhưng chỉ mới tập trung vào thu thập dữ liệu về thời gian hoạt động của máy móc và sự cố kỹ thuật, việc phân tích dữ liệu để đo lường hiệu suất chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

Từ 1980 đến 1990, một số công ty sản xuất ô tô tại Nhật Bản (điển hình như Toyota, Mitsubishi) đã bắt đầu phát triển hệ thống đo lường hiệu suất tiên tiến hơn. Các doanh nghiệp này cũng đã đặt nền móng cho việc sử dụng OEE trong quản lý sản xuất.

Từ những năm 2000 cho đến nay, sự phát triển của công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho OEE trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Ngày càng có nhiều phần mềm quản lý sản xuất và hệ thống tự động hóa đã giúp các doanh nghiệp có thể tích hợp OEE vào quy trình sản xuất.

Định nghĩa về OEE

Overall Equipment Effectiveness (thường được viết tắt là OEE), là một chỉ số quản lý quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và bảo trì. Thông qua OEE, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất hoạt động của máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống sản xuất của họ và cung cấp thông tin quan trọng để cải thiện hiệu suất và hiệu quả sản xuất.

Nói một cách chi tiết thì OEE là một chỉ số đo lường khả năng của hệ thống sản xuất hoạt động ở mức độ tối ưu. Nó đo lường tỷ lệ thời gian thực sự máy móc hoạt động và sản xuất sản phẩm có chất lượng so với tổng thời gian có thể hoạt động.

OEE càng cao thì hiệu suất tổng thể của thiết bị càng tốt.

Cách tính OEE

OEE sẽ được tính dựa trên công thức sau:

OEE (%) = Availability x Performance x Quality

Để có thể tính được OEE, ta sẽ cần 3 thông số đó là A (Availability), P (Performance) và Q (Quality). Chi tiết cách tính từng thông số sẽ được giải thích chi tiết sau đây.

Availability

Availability là Khả dụng, thông số này đo lường tỷ lệ thời gian máy móc hoạt động so với tổng thời gian dự kiến hoạt động và được tính bằng công thức:

A = ((Thời gian hoạt động thực tế) / (Tổng thời gian dự kiến hoạt động)) × 100%

Performance

Performance là Hiệu suất, thông số này đo lường hiệu suất thực tế của máy móc so với hiệu suất tiêu chuẩn. Công thức tính HIệu suất:

P =((Số sản phẩm được sản xuất) / (hiệu suất tiêu chuẩn)) × 100%

Quality

Quality là Chất lượng, thông số này đo lường tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng so với tổng số sản phẩm hoàn thành và được tính bằng công thức:

Q = ((Số sản phẩm đạt chất lượng) / (Số sản phẩm hoàn thành)) × 100%

Ý ngĩa giá trị của chỉ số OEE

Khi đã tính được chỉ số OEE, nhà quản lý có thể đánh giá được hiệu suất tổng thể của thiết bị. Để bạn đọc có thể hình dung được giá trị của chỉ số OEE, iRTC xin được đưa ra thang đo về OEE như sau:

  • OEE đạt 100%: Thông số siêu lý tưởng khi các sản phẩm đều đạt chất lượng, thiết bị tối ưu công suất tiêu chuẩn và không có thời gian dừng.
  • OEE ở mức 85%: Doanh nghiệp đạt mức hiệu suất siêu tốt, Đối với nhiều doanh nghiệp, mức OEE trên 85 % được xem như mục tiêu dài hạn.
  • OEE ở mức 60%: Mức OEE trung bình của các nhà máy, ở mức này cho thấy doanh nghiệp vẫn có thể cải thiện.
  • OEE ở mức 40%: OEE ở mức tương đối thấp, doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện thông số này thông qua các biện pháp cơ bản. Thông số này không quá hiếm gặp, thường thấy ở những doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai theo dõi hiệu suất sản xuất.

Ứng dụng của OEE

OEE có thể được dùng trong nhiều loại hình sản xuất. Việc tính OEE giúp người quản lý có thể theo dõi và cải thiện hoạt động của máy móc cũng như dây chuyền sản xuất. Một số ứng dụng phổ biến của OEE tại doanh nghiệp:

  • Quản lý sản xuất hàng loạt và sản xuất liên tục
  • Đánh giá hiệu suất máy móc và thiết bị
  • Tối ưu hóa thời gian chuyển đổi giữa các sản phẩm
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu các sản phẩm không đạt chất lượng
  • Hỗ trợ cho việc lên kế hoạch bảo trì và dự đoán

Các phương pháp quản lý có ứng dụng OEE

OEE có thể được ứng dụng trong nhiều phương pháp quản lý khác, một số phương pháp quản lý có áp dụng OEE thường thấy là:

  • TPM (Total Productive Maintenance – Bảo trì năng suất toàn diện)
  • Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn)
  • Lean Six Sigma
  • WCM (World-Class Manufacturing)
  • Kaizen
  • TQM (Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện)

Tham khảo: TPM là gì?

Một số sai lầm thường gặp khi tính toán chỉ số OEE

Dù có tính ứng dụng cao và có độ phổ biến cao ở nhiều doanh nghiệp (nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng OEE vào quản trị sản xuất và bảo trì) nhưng việc tính OEE vẫn thường bị sai lầm. Dưới đây là một số sai lầm rất thường gặp khi tính OEE.

Không thu thập và thống kê đúng Số sản phẩm đạt chất lượng

Trong quá trình thu thập dữ liệu để tính OEE, người thu thập dữ liệu có không thu thập thống kê đúng về Số sản phẩm đạt chất lượng. Nếu không xác định chính xác các Sản phẩm đạt chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tới Q và tác động sai lệch khi tính OEE.

Cần chú ý rằng Số sản phẩm đạt chất lượng là số lượng sản phẩm được sản xuất đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng được đề ra, không bao gồm các sản phẩm bị loại bỏ hoặc sản phẩm cần làm lại.

Tham khảo: Quy trình xử lý sản phẩm lỗi trong sản phẩm

Bỏ qua thời gian chuyển đổi giữa các loại sản phẩm

Với những máy móc thiết bị thường chuyển đổi sản phẩm thì thời gian chuyển đổi sản phẩm (Changeover Time) rất đáng kể. Tuy nhiên nhiều người khi tính OEE đã bỏ qua nó và dẫn tới việc kết quả tính OEE không phản ánh đúng thực tế.

Không xác định chính xác thời gian chờ đợi

Nhiều đơn vị khi thu thập dữ liệu đã bỏ qua hoặc ghi nhận không đúng thời gian chờ đợi (Wait Time). Nếu như không đo đạc đúng thời gian chờ đợi thì kết quả OEE sẽ sai lệch cao.

Không cập nhật dữ liệu thường xuyên

Việc tính toán OEE cần được theo dõi và triển khai thường xuyên. Việc tính và cập nhật OEE cách xa nhau có thể gây khó khăn trong việc theo dõi và quản trị.

Sử dụng dữ liệu không đáng tin cậy

Việc sử dụng dữ liệu không đáng tin cậy có thể dẫn tới sai lệch trong tính toán OEE. Để tăng độ tin cậy cho dữ liệu thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo năng lực cho các nhân viên có liên quan, xây dựng quy trình thu thập dữ liệu, thường xuyên theo dõi và xác minh dữ liệu,…

Chưa hiểu rõ về OEE

Ngày nay thì việc tính OEE khá phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất và thậm chí là có những phần mềm có thể hỗ trợ người quản lý có thể tính toán và theo dõi OEE. Tuy nhiên, để có thể tính ra chỉ số OEE có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực tế thì người quản lý cần hiểu rõ về OEE cũng như biết cách thu thập dữ liệu đầu vào.

Nhiều doanh nghiệp rơi vào trường hợp chưa được đào tạo đầy đủ về OEE, nhân viên thu thập dữ liệu chưa hiểu rõ về quy trình và quy tắc thu thập dữ liệu từ đó gây nên những sai sót do con người.

Thiếu sự hỗ trợ từ công nhân

Trong quá trình thu thập số liệu, sẽ có một số dữ liệu thể hiện sự thiếu năng lực hoặc bất lợi cho công nhân/ người đứng máy. Do đó rất có thể thông tin do họ cung cấp không thực sự đúng với thực tế.

Một số cách cải thiện OEE

Để có thể cải thiện OEE, doanh nghiệp có thể tham khảo qua những cách sau:

  • Bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo lịch
  • Dự đoán và bảo trì, thay thế các linh kiện trước khi sảy ra sự cố
  • Đào tạo nhân viên cách vận hành máy hiệu quả và đúng cách
  • Sử dụng các công nghệ tự động hóa, giảm sự can thiệp của con người vào quy trình sản xuất.
  • Tối ưu hóa dây truyền sản xuất và quy trình sản xuất
  • Tăng tốc quy trình kiểm tra chất lượng để giảm thời gian sản xuất
  • Xây dựng kế hoạch và quy trình xử lý tai nạn/ sự cố nhanh chóng, giảm thời gian dừng máy
  • Quản lý tồn kho để đảm bảo nguồn nguyên liệu và linh kiện luôn sẵn sàng khi cần (đủ chất lượng và số lượng), truy xuất nhanh chóng
  • Cân nhắc thuê ngoài với những khâu hoặc tác vụ mà doanh nghiệp khó có thể tối ưu

Các chương trình đào tạo về OEE

Có thể nhận thấy rằng chỉ số OEE rất có ý nghĩa trong quản trị sản xuất và điều hành bảo trì, chỉ số OEE càng chính xác thì người quản lý càng có cái nhìn phản ánh đúng với thực tế. Để có thể thu thập dữ liệu, tính toán đúng và thậm chí ứng dụng OEE thì các cấp quản lý và những người có liên quan cần có sự đào tạo phù hợp về OEE.

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo về quản trị sản xuất, iRTC có nhiều chương trình đào tạo có lồng ghép OEE. Dưới đây là một số khóa học có đào tạo tới OEE theo từng hướng úng dụng khác nhau, quý học viên có thể tham khảo để cân nhắc khóa học phù hợp với nhu cầu và công việc của mình hoặc có thể liên hệ tới iRTC để được tư vấn chi tiết.

Khóa học giám đốc sản xuất

Học phần về OEE của khóa học giám đốc sản xuất giúp học viên hiểu về OEE, hiểu rõ bản chất của OEE trong hoạt động sản xuất cũng như cách tính OEE. Các kiến thức về OEE trong khóa học có thể hỗ trợ học viên trong:

  • Đo lường hiệu suất tổng thể
  • Xác định các vấn đề và nguyên nhân
  • Tối ưu hóa thời gian sản xuất
  • Đưa ra quyết định về đầu tư và đơn hàng
  • Xây dựng mục tiêu cải thiện
  • Theo dõi và đưa ra những cải tiến

Khóa học Quản lý sản xuất

Học phần về OEE của khóa học quản lý sản xuất giúp học viên hiểu về OEE, biết cách tính OEE và áp dụng hiệu quả vào triển khai TPM trong quản lý sản xuất. Các kiến thức về OEE trong khóa học có thể hỗ trợ học viên trong:

  • Đo lường hiệu suất của thiết bị và hệ thống sản xuất
  • Xác định các nguyên nhân gây thiệt hại
  • Tối ưu hóa thời gian sản xuất
  • Đưa ra quyết định về bảo trì

Khóa học Lean Six Sigma

Các kiến thức về OEE trong khóa học Lean Six Sigma giúp ích cho người học trong việc thu hồi số liệu, đánh giá hiệu suất để bổ trợ cho các dự án cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí, cải tiến chất lượng,…

Khóa học TPM

Khóa học TPM cung cấp cac kiến thức chuyên sâu về OEE

Khóa học cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu và đầy đủ về OEE để có thể vận hành áp dụng hiệu quả vào TPM. Là khóa học chuyên về bảo trì, chương trình đào tạo TPM tại iRTC còn cung cấp cho học viên cách quản lý máy móc sao cho ổn định, khai thác tối đa hiệu năng thiết bị, lên kế hoạch bảo trì, cách cải thiện chỉ số OEE,…

Nếu như học viên cần các kiến thức chuyên sâu về OEE thì khóa học TPM của iRTC là lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, với chương trình đào tạo Inhouse (đào tạo tại doanh nghiệp), iRTC có thể thiết kế riêng chương trình đào tạo chuyên sâu về OEE để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp.

Khóa học OEE

Kết thúc bài viết, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức về OEE để có thể đem tới những thành công trong công việc của bạn. Để được tư vấn về các chương trình đào tạo phù hợp với vị trí và các dự định trong tương lai, quý học viên và doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp tới iRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn chi tiết. Đội ngũ của iRTC luôn sẵn sàng để hỗ trợ quý khách hàng.




LIÊN HỆ TƯ VẤN

HCM - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG
028 667 02879
0902 419 079
0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn

KHÓA HỌC MỚI KẾT THÚC

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU