LỊCH KHAI GIẢNG
NGÀY KHAI GIẢNG
|
THỜI GIAN HỌC
|
21/12/2024 |
Học Thứ 7 hàng tuần
(Sáng 08h30 -> 11h30; Chiều 13h00 -> 16h00)
Thời lượng: 02 ngày
|
Mục lục [Ẩn]
Tầm quan trọng về văn hóa doanh nghiệp
Không phải quy chế, không phải kỷ luật, càng không phải là một ông chủ khó tính luôn xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại có thể biến nhân viên, kể cả những người “cứng đầu”, trở thành những “công dân” tự giác làm việc hết mình, những “đại sứ” mang trong mình “màu cờ sắc áo”, “bản tính”, “bản sắc” của công ty. Công cụ đó chỉ có thể là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)!
Là lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự vấn rằng mình đang “quản trị” hay “cai trị” doanh nghiệp (DN)? Đương nhiên, câu trả lời ai cũng muốn là “Quản trị”. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn! Chính công cụ bạn sử dụng trong quá trình quản lý, điều hành DN sẽ nói lên bạn là ai: “nhà quản trị” hay “kẻ cai trị”!
Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý DN bằng quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị” còn dùng quy chế và văn hóa thì gọi là “quản trị”. Thực tế DN cho thấy mọi biện pháp cai trị, cho dù bằng mệnh lệnh, quy định hay bằng kiểm tra, kiểm soát hoặc thậm chí gây sức ép, đe dọa, đều chỉ có giá trị nhất thời, tạo ra một lớp “thần dân” chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ngược lại, nếu biết dùng “quy chế” và “văn hóa” thì người đứng đầu công ty sẽ biến “đám đông” thành một “đội ngũ”, một “lực lượng”, sẽ biến “nhân viên của công ty” thành “người của công ty”. Khi đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu, chia sẻ hoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó chung sức, chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và trường tồn của công ty.
Rõ ràng “quản trị”, chứ không phải “cai trị”, là điều mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn hướng tới. Để có thể triển khai mô hình này thì phải cần tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là VHDN. Thêm nữa, một người đứng đầu doanh nghiệp sẽ là nhà quản trị (chứ không phải kẻ cai trị), nhà lãnh đạo (chứ không chỉ là sếp) khi ông ta thấm nhuần triết lý lãnh đạo, trong đó coi công việc của lãnh đạo là “TẠO RA NGƯỜI HÙNG chứ KHÔNG PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI HÙNG”, là “kiến tạo ĐỘI NGŨ chứ không phải duy trì ĐÁM ĐÔNG”. Và công cụ không thể không dùng đến trong quá trình này chính là VHDN.
Như vậy, có thể kết luận rằng sẽ không thể có “quản trị” nếu lãnh đạo DN không có hiểu biết sâu sắc về VHDN.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc khác nhau, có những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì mà thôi. Cũng như vậy, không có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo lùi doanh nghiệp.
Vậy VHDN là gì? Xây dựng VHDN như thế nào? Kết quả của quá trình xây dựng VHDN là gì và đo lường ra sao? Làm sao để có thể kiến tạo một đội ngũ chung sức chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và lớn mạnh của DN?...
Những câu hỏi hóc búa này sẽ được giải đáp thỏa đáng trong chương trình đào tạo Văn hóa doanh nghiệp do Trường Doanh Nhân iRTC nghiên cứu, thiết kế. Đây là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt nhất, quan trọng nhất mà iRTC đã triển khai hết sức thành công trong suốt gần một thập kỷ qua.
Mục tiêu khóa đào tạo Văn Hóa Doanh Nghiệp
Sau khi hoàn tất thành công chương trình này, bạn có thể:
-
Giúp bạn nhận thức rõ vai trò của "Văn hóa doanh nghiệp - VHDN" trong việc cấu thành nên một tài sản quan trọng nhất của công ty - đó là "đội ngũ";
-
Giúp bạn nhận thức rõ ý nghĩa của "VHDN" trong việc quản lý điều hành của Lãnh đạo công ty - đó là VHDN là một trong những công cụ quan trọng nhất của Lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý điều hành;
-
Chuyển giao cho bạn những tư duy mới nhất về "văn hóa" và "văn hóa doanh nghiệp", cách thức xây dựng VHDN...
-
Hiểu một cách sâu sắc về "văn hóa doanh nghiệp", cũng như sự khác biệt giữa "văn hóa doanh nghiệp" với các loại văn hóa khác như "văn hóa tổ chức", "văn hóa dân tộc", "văn hóa kinh doanh" , "văn hóa doanh nhân", "văn hóa lãnh đạo", "văn hóa cá nhân", "văn hóa gia đình", "văn hóa nghề", "văn hóa ngành", "văn hóa xã hội"…;
-
Nắm vững các cách thức để có thể tự mình cùng với Ban lãnh đạo công ty xây dựng được "một nền văn hóa mạnh và phù hợp" cho công ty của mình;
-
Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành công ty và là tiền đề cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai lâu dài.
Đối tượng đào tạo
-
Cấp lãnh đạo doanh nghiệp / Cấp lãnh đạo cơ quan (HĐQT, HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc);
-
Đội ngũ quản lý cấp trung (các Giám đốc chức năng, các Trưởng / Phó các Phòng, ban);
-
Những người có mong muốn tìm hiểu về văn hóa; văn hóa doanh nghiệp và các loại hình văn hóa khác nhau;
-
Trường hợp, Lãnh đạo công ty mong muốn hầu hết các thành viên của công ty tham gia vào quá trình xây dựng hay thay đổi "văn hóa doanh nghiệp" của công ty mình, thì chương trình này sẽ được tổ chức cho Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
Phương pháp đào tạo
Với kinh nghiệm của chuyên gia sẽ mang lại những phương pháp giảng dạy đa dạng, hiện đại, linh hoạt, giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách hào hứng chủ động và áp dụng được ngay kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã tiếp thu vào thực tế làm việc. Bao gồm:
-
Trao đổi, thảo luận (Brain Storming)
-
Làm việc nhóm (Team work)
-
Bài tập tình huống
-
Thuyết trình (Presentation)
-
Video Clips…
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
PHẦN 1: Tìm hiểu về Văn Hóa
-
Văn hóa là gì?
-
Các loại hình văn hóa
-
Khái niệm và các yếu tố văn hóa
-
Các tính chất và nhận diện văn hóa
-
Đặc điểm văn hóa và con người Việt Nam
-
Môt số yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến văn hóa
-
So sánh phong cách ứng xử phương Đông và phương Tây
-
Văn hóa ngành nghề
PHẦN 2: Văn hóa doanh nghiệp
-
Khái niệm Văn Hóa Doanh nghiệp
-
Đặc điểm và chủ thể Văn Hóa Doanh nghiệp
-
Văn hóa Doanh nhân
-
Yếu tố cấu thành Văn Hóa Doanh nghiệp
-
Môi trường của Văn hóa Doanh nghiệp
-
Văn hóa với Quản trị Doanh nghiệp
-
Phong cách lãnh đạo
-
Triết lý kinh doanh của Doanh Nghiệp
-
Giới thiệu văn hóa Doanh nghiệp của một số tổ chức ( Việt Nam và Công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam)
PHẦN 3: Xây dựng, Duy trì Văn hóa doanh nghiệp
-
Triết lý kinh doanh của Doanh Nghiệp
-
Vai trò của Văn Hóa Doanh Nghiệp
-
Các rào cản trong quá trình xây dựng Văn Hóa Doanh nghiệp
-
Hoạch định xây dựng Văn Hóa Doanh nghiệp (Các phụ lục áp dụng)
-
Tiêu chuẩn phân cấp văn hoá doanh nghiệp
-
Thực thi quá trình xây dựng Văn Hóa Doanh nghiệp
PHẦN 4: Phát triển Văn hóa doanh nghiệp
-
Các giá trị tính cách Doanh nghiệp hướng tới
-
Triết lý kinh doanh của Doanh nghiệp
-
Hệ thống văn bản nội bộ của Doanh nghiệp
-
Lý tưởng – niềm tin – sự thoả mãn của các bên quan tâm
-
Trọng số các yếu tố VHDN
-
Văn hoá giao tiếp ứng xử Doanh Nghiệp Các giá trị tính cách mà Doanh Nghiệp hướng tới.
-
Xây Dựng và thay đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp
>> Khách hàng có nhu cầu đào tạo tại Công ty ► ĐĂNG KÝ
THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC : 02 Ngày (04 buổi)
HỌC PHÍ : 3.500.000 VNĐ/khóa
ƯU ĐÃI:
-
Giảm còn 2.900.000 VNĐ/khóa dành cho học viên đã học tại iRTC hoặc nhóm ≥ 03 người
-
Giảm còn 3.200.000 VNĐ/khóa nếu nộp trước ngày khai giảng 5 ngày.
Bao gồm: Học phí + Tài liệu + chứng chỉ + Tea break